Cả thế giới sửng sốt trước tham vọng làm sạch sông Hàn của người Hàn Quốc, đây là phương án mà họ đề xuất
Nổi lên như một công trình khổng lồ, lấy cảm hứng từ cấu trúc của cá Manta ( một loại cá đuối lớn nhất trong họ Modulidae ) Manta Ray chính là giải pháp cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước của sông Hàn.
Manta Ray là một trong những dự án lớn nhất trong tương lai gần của Hàn Quốc.
Bến thuyền nổi Manta Ray của văn phòng thiết kế Vincent Callebaut là một thiết kế kiến trúc cảnh quan thực nghiệm nhằm mục đích khôi phục môi trường tự nhiên bền vững ở Seoul.
Được phát triển từ một cuộc thi kiến trúc quốc tế, Manta Ray là dự án bến thuyền nổi sử dụng các cây trồng trong đầm lầy để làm sạch sông Hàn một cách tự nhiên và sản xuất ra 100% các nhu cầu về năng lượng từ các nguồn tái tạo.
Hình ảnh 3D minh họa bến thuyền đa chức năng Manta Ray bên bờ sông Hàn sau khi hoàn thành.
Manta Ray là mẫu thiết kế mới nhất trong danh mục ý tưởng thiết kế xanh của hãng Vincent Callebaut. Dự án mang lại hiệu quả tiếp cận đa tầng, khởi đầu là sự chuyển đổi công viên Yeouido trên bờ sông Hàn thành một “trung tâm văn hóa đích thực” được củng cố bởi hệ thống xà cái có độ bền cao. Một rừng cây liễu được đề xuất trồng trong công viên cũng như dọc theo bờ sông để chống lũ lụt. Đường dành cho người đi bộ, làn xe đạp được xây dựng thêm dọc theo con sông.
Một hệ thống vận hành đa tầng, đa chức năng được tích hợp trong Manta Ray.
Bến phà nổi 3 tầng Yeoui-Naru tách ra khỏi công viên và có thể nằm phía trên bến du thuyền và những khu vườn. Phía trên bến thuyền có cấu trúc hình ray bao gồm khu vực tiếp tân, khu giải trí, nơi cung cấp thực phẩm, không gian triển lãm và giáo dục. Các cấu trúc hình cây được làm từ gỗ dán nhiều lớp có nguồn gốc từ rừng Hàn Quốc. Tầng cao nhất của bến thuyền là không gian quan sát với tầm nhìn bao quát quanh đảo Ban cùng với một vườn cây trên tầng thượng.
Ở tầng cao nhất của Manta Ray, một diện tích bao gồm công viên cây xanh, đường dạo và những ụ cây năng lượng gió cùng năng lượng mặt trời khổng lồ.
Tầng thứ hai là hệ thông mạng tổ ong phân cấp, có nhiệm vụ dẫn truyền các loại tin hiệu, tạo hiểu quả về thẩm mỹ và đóng vai trò như một hệ nâng đỡ cho kết cấu phía trên.
Một bến thuyền được thiết kế ở tầng cuối cùng, cung cấp lối tiếp cận cùng hàng lạt những tiện ích công cộng cho người dân và khách thăm quan.
Manta Ray tự sản sinh ra năng lượng từ một loạt các nguồn năng lượng tái tạo. Năng lượng mặt trời được thu từ 4.552m2 pin mặt trời được lắp đặt trên mái và mặt tiền được trang bị kính nhiều lớp. Một hệ thống 52 cây CLT có gắn các tuabin gió. Chất thải hữu cơ và phân hủy sinh học từ công viên Yeouido sẽ được thu gom để sử dụng tại nhà máy biomethanation để cung cấp năng lượng cho Manta Ray.
Những tuyến đường lớn kết nối mặt đất với tầng trên cùng của Manta Ray, tại đây, người dân và khách thăm quan có thể đi dạo, ngắm nhìn sông Hàn và thăm thú những công nghệ năng lượng hàng đầu.
Hình ảnh thị giác vô cùng ấn tượng từ khu đỗ thuyền ở tầng cuối cùng.
Cùng xem một số hình ảnh về dự án siêu tưởng này nhé!
Manta Ray hiện vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhưng những ý đồ thiết kế ban đầu đã cho thấy tham vọng và quyết tâm của Hàn Quốc trong việc cải thiện đời sống cũng như bộ mặt cảnh quan của nước mình.
Theo Inhabitat
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng