Các bằng chứng cho thấy Google lợi dụng vị thế độc quyền trong tìm kiếm như thế nào và vì sao họ phải chịu phạt 2,7 tỷ USD
Các bằng chứng dưới đây cho thấy, án phạt chống độc quyền tương đương 2,7 tỷ USD dành cho Google xứng đáng ra sao.
Vào hôm qua, Google đã bị phạt đến 2,4 tỷ Euro (tương đương 2,7 tỷ USD) vì bị cáo buộc lạm dụng sự độc quyền của họ ở châu Âu. Và trong khi chắc chắn công ty Mỹ sẽ than phiền về sự bảo thủ của người châu Âu, phần lớn nguyên nhân cho án phạt này lại là do lỗi của Google.
Hay rõ ràng hơn, Alphabet, công ty mẹ của Google, đã bị giám đốc cạnh tranh của Ủy ban châu Âu, Margrethe Vestager, tuyên phạt với số tiền tương đương 2,7 tỷ USD, vì các khiếu nại liên quan đến những việc họ đã thực sự làm. Và khi những người bên ngoài ngành công nghiệp công nghệ/tìm kiếm này nhìn vào các bằng chứng, thiện cảm dành cho Alphabet đã không còn.
Cho dù Google phủ nhận hành vi sai trái của mình, nhưng phần lớn những công ty đang khiếu nại lại không phải công ty của châu Âu – họ chính là những công ty công nghệ khác của Mỹ (và những nhà vận động hành lang của họ), những người đã bị Google làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh quốc tế của mình.
Bản thân chủ tịch Google cũng thừa nhận sự độc quyền của Google
Sự độc quyền của Google đang giúp họ thống trị như thế nào là điều rất rõ ràng, và trong những năm qua, Google đã tạo ra rất nhiều kẻ thù vì điều đó. Thậm chí, công ty Mỹ này còn chiếm ưu thế ở châu Âu hơn ở Mỹ.
Chính vì vậy, không lạ là tại sao có nhiều nhân vật nổi tiếng đều thừa nhận sự độc quyền trên thực tế của Google như: Peter Thiel – nhà đầu tư công nghệ, Steve Ballmer – cựu CEO của Microsoft, FTC – Ủy ban Thương mại Liên bang, cơ quan từng điều tra Google về hành vi độc quyền. Ngay cả chủ tịch của Google, ông Eric Schmidt từng thừa nhận rằng, “chúng ta đang ở trong sân chơi đó.” (Tuy nhiên, ông từ chối làm chứng trước Quốc hội về chủ đề cuộc nói chuyện đó.
Bản thân việc Google độc quyền công cụ tìm kiếm không có gì xấu. Ngay cả với châu Âu, độc quyền không có nghĩa là sự vi phạm, thay vào đó nó như một thành công tự nhiên. Đúng hơn, đạo luật chống độc quyền được áp dụng khi các công ty lợi dụng sự độc quyền của mình để thao túng thị trường xung quanh họ một cách không công bằng.
Xét trên phương diện đó, Google có quá đủ điều kiện để bị theo dõi khi họ đã sử dụng công cụ tìm kiếm của mình để bóp méo các thị trường.
Các bằng chứng về sự độc quyền của Google từ nhân viên của Ủy ban thương mại Mỹ
Trước đây, Ủy ban Thương mại Mỹ - FTC đã từng ra kết luận trong một cuộc điều tra về Google và chọn không theo đuổi một vụ kiện chống lại công ty. Nhưng theo một tài liệu bị rò rỉ từ FTC, đó là một vụ “hút chết” và tài liệu đó cũng tiết lộ một số trường hợp về việc nhân viên của FTC tìm thấy các bằng chứng cho thấy rằng Google đang sử dụng vị thế thống trị của mình để thao túng thị trường.
Đây là một trong những bằng chứng đó, khi nhân viên đó cho biết rằng, một thay đổi trên “trang kết quả tìm kiếm” (SERP: search engine results page) của Google đang gây hại về băng thông cho những trang web khác.
Dòng gạch chân cho biết, Google đang tăng hạng cho các kết quả tìm kiêm liên quan đến sản phẩm của họ, đồng thời hạ bậc của các đối thủ cùng ngành.
Dưới đây là một phần khác của tài liệu cho biết rằng Google đã thu thập nội dung từ Yelp và Amazon, và gây hại cho các công ty đó:
Dòng gạch chân cho biết, Google đã thu thập nội dung từ các website đối thủ trong một thời gian dài.
Google tự bắn vào chân mình
Còn dưới đây là các bằng chứng mà bạn có thể tự mình chứng kiến. Google đang đưa ngày càng nhiều các kết quả tìm kiếm về các sản phẩm của riêng họ lên đầu “một cách tự nhiên” trên trang kết quả tìm kiếm. Theo nhiều cách khác nhau, đây chính là cách Google đang tự bắn vào chân mình.
Sự thống trị về thuật toán của công ty là hoàn toàn tự nhiên và không phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Nhưng nếu engine của Google sản sinh ra những kết quả tìm kiếm tốt nhất, tại sao Google lại cảm thấy mình cần phải nhồi nhét các sản phẩm của họ bên dưới những kết quả tìm kiếm đó.
Bằng chứng tốt nhất cho điều này đến từ Yelp và liên doanh các công ty được hình thành khi họ tin rằng mình đang bị loại khỏi bảng xếp hạng “tự nhiên” trong kết quả tìm kiếm, bởi vì Google đang đưa vào các nội dung của riêng họ - cho dù nó thường ít liên quan hơn nếu so với những trang tốt nhất trong bảng kết quả.
Những kết quả tìm kiếm có liên quan đến sản phẩm Google được đưa lên đầu.
Bằng chứng của Yelp rất đơn giản và dễ hiểu: họ sử dụng API tìm kiếm của riêng Google để tạo ra một extension trên trình duyệt để hiển thị kết quả tìm kiếm của Google, nhưng không có các kết quả quảng bá do Google tạo ra. Extension này đã cho bạn thấy những kết quả tìm kiếm “thực” do thuật toán của Google tạo ra, mà không bị bóp méo khi công ty tự quảng bá các sản phẩm riêng của mình trên đó.
Không những vậy, sự khác biệt giữa hai kết quả tìm kiếm là rất đáng báo động. Các trang đánh giá khách sạn như TripAdvisor – nơi có hàng trăm lượt người đọc đánh giá cho mỗi khách sạn và vì vậy, nó sẽ là kết quả tốt nếu bạn đang tìm kiếm khách sạn – nhưng lại đang bị các hộp đánh giá của Google , vốn chỉ có một số ít người viết đánh giá, chôn vùi bên dưới.
Khó có thể cho rằng Google đang hiển thị kết quả cho khách sạn tốt nhất nếu kết quả từ thuật toán của họ đang bị dồn xuống dưới các hộp quảng cáo cho những sản phẩm riêng của Google. Dưới đây là một ví dụ khác:
Trong khi đó, nếu chỉ sử dụng thuật toán thông thường của Google và loại bỏ Google , các kết quả hợp lý hơn đã được hiển thị.
Các bằng chứng trên cho thấy khoản tiền phạt tương đương 2,7 tỷ USD mà Ủy ban châu Âu giáng xuống cho Google là hoàn toàn thuyết phục.
Cả những công ty không cạnh tranh với Google cũng chịu chung số phận
Yelp không phải là các công ty duy nhất. Vẫn còn hàng chục công ty khác tin rằng việc Google sử dụng thanh tìm kiếm của họ sẽ áp đặt nên các điều khoản trong những ngành công nghiệp mà bản thân Google cũng không cạnh tranh. Expedia, TripAdvisor, Microsoft và một số công ty nhỏ hơn đã khiếu nại rằng Google đang đặt ra các luật lệ cạnh tranh trong ngành công nghiệp của riêng họ.
Ngay cả một website người lớn cũng gặp trường hợp này: trang web Ashley Madison không thể quảng cáo trên các sản phẩm nhất định của Google, nhưng Match.com thì lại có thể. Google không có các trang web hẹn hò, nhưng họ đặt ra những quy tắc thông qua việc trang web nào có thể quảng cáo để chống lại trang web khác.
Trong nhiều năm qua, tất cả các khiếu nại này đã tạo nên một làn sóng bất mãn với Google. Do sự thành công và thống trị của mình, công ty đã tạo nên một đội quân các đối thủ muốn hạ bệ mình. Và án phạt vừa qua là một chiến thắng hiếm hoi trong cuộc chiến chống lại người khổng lồ dường như bất khả chiến bại trong ngành công nghiệp tìm kiếm này.
Tham khảo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng