Các dịch vụ nghe nhạc trực tuyến không phải kẻ giết chết ngành âm nhạc, đây mới là thủ phạm

    Ngocmiz,  

    Theo một báo cáo thường niên của Liên đoàn sản xuất âm nhạc toàn cầu (IFPI), các dịch vụ nghe nhạc trực tuyến đã góp phần làm tăng doanh thu ngành sản xuất âm nhạc năm vừa qua, nhưng khi các trang chia sẻ nhạc miễn phí nổi lên thì các ngành công nghiệp lại đứng trước mối đe dọa nghiêm trọng.

    Doanh thu ngành sản xuất âm nhạc toàn cầu đã đạt đến 15 tỷ USD với mức tăng trưởng 3,2% năm 2015, mức tăng mạnh nhất sau 2 thập kỷ suy thoái.

    Sự tăng trưởng thần tốc này phần lớn nhờ vào mức tăng 45% doanh thu từ các site phát hành nhạc online, thu về 2,9 tỷ USD, gần một nửa doanh thu nhạc số toàn cầu. Lần đầu tiên trong lịch sử ngành này doanh thu nhạc số phát hành online đã vượt qua cả doanh thu từ việc bán đĩa, báo hiệu sự thống trị của nhạc số trong tương lai.

    Tuy nhiên, mặc cho mức tăng trưởng đáng mơ ước, báo cáo của IFPI cho thấy mối lo ngại của các nhà sản xuất nhạc trước thực trạng các trang chia sẻ nhạc miễn phí do người dùng upload như Youtube có thể ăn mòn doanh thu của họ trong tương lai.

    Ước tính khoảng 900 triệu người dùng không trả phí trên các trang chia sẻ nhạc hợp pháp chỉ mang về cho các nhà sản xuất 634 triệu USD (phần lớn từ lượt click quảng cáo), tương đương với khoảng 4% doanh thu toàn ngành năm vừa qua. Trong khi đó, 68 triệu người dùng trả phí download năm 2015 (tăng từ 41 triệu người năm 2014) đã giúp họ thu về 2 tỷ USD. Số lượng các trang nghe nhạc miễn phí thu tiền từ quảng cáo đã tăng gấp đôi tại Mỹ và tăng 88% tại Anh chỉ tính riêng trong năm 2015.

    Báo cáo nhận định “Ngành âm nhạc muốn phát triển thì phải giải quyết dứt điểm sự chênh lệch này. Các trang chia sẻ nhạc miễn phí gắn quảng cáo có thể sẽ cướp hết khách hàng của các dịch vụ subscribe trả phí”.

    Phía Youtube thì khẳng định rằng tính đến nay công ty mẹ Alphabet đã trả hơn 3 tỷ USD cho các nhà sản xuất nhạc – và con số này vẫn đang tăng mạnh qua các năm.

    Đại diện Youtube phát biểu “Chỉ khoảng 20% người dùng sẵn sàng trả tiền mua nhạc. Vì vậy mà việc Youtube đang làm chính là giúp các nhà sản xuất nhạc, các nghệ sĩ kiếm tiền từ 80% người dùng không trả phí còn lại. Thị trường quảng cáo trực tuyến hiện đáng giá 200 tỷ USD và thực sự là một cơ hội khổng lồ.”

     Cơ cấu doanh thu ngành sản xuất nhạc - các site nghe nhạc miễn phí được dự đoán sẽ chiếm áp đảo so với download nhạc trả phí và bán đĩa. (Màu tím: doanh thu từ bán đĩa; Màu xám: doanh thu từ download nhạc trả phí; Màu xanh: doanh thu từ các site chia sẻ nhạc)

    Cơ cấu doanh thu ngành sản xuất nhạc - các site nghe nhạc miễn phí được dự đoán sẽ chiếm áp đảo so với download nhạc trả phí và bán đĩa. (Màu tím: doanh thu từ bán đĩa; Màu xám: doanh thu từ download nhạc trả phí; Màu xanh: doanh thu từ các site chia sẻ nhạc)

    Các nhà sản xuất nhạc tên tuổi đã đăng ký giấy phép phân phối với Youtube nhiều năm nay để kiếm tiền từ quảng cáo. Trên thực tế, họ lo ngại rằng nếu không đăng ký với Youtube thì người dùng site này đằng nào cũng sẽ up các nhạc lên thôi, vậy nên thà “chặn trước” để tránh các rắc rối về sau còn hơn.

    Cũng trong năm ngoái, 94% các phản hồi gửi về cho IFPI liên quan đến việc các bản nhạc bị upload lặp lại trên nhiều trang từng bị report là up nhạc chưa được cấp phép. Để giúp các nhà sản xuất nhạc tự động loại bỏ các video nhạc được người dùng upload mà chưa được sự cho phép, Youtube đã giới thiệu tính năng Content ID từ năm 2008.

    Trong khi các nhà sản xuất nhạc vẫn đang nỗ lực đàm phán các điều khoản với Youtube, bao gồm cả việc nâng giá lượt view và quyền kiểm soát các nội dung họ chia sẻ miễn phí, các nghệ sĩ thì lại dựa vào Youtube để gia tăng lượng fan cũng như bán vé show diễn. Giám đốc một hãng sản xuất nhạc đã bày lo ngại rằng việc gỡ các ấn phẩm âm nhạc khỏi Youtube sẽ khiến các nghệ sỹ top đầu của họ chạy mất.

    Hồi tháng 12 Youtube cũng cho ra mắt dịch vụ subscribe không quảng cáo và có thể xem offline riêng là Youtube Red. Tuy nhiên, hãng cũng chưa tiết lộ con số người dùng.

    Tăng trưởng doanh thu từ các dịch nghe nhạc trực tuyến như Spotify hay Apple Music đã bù đắp cho khoản suy giảm 11% doanh thu từ download nhạc trả phí và 4,5% doanh thu từ bán đĩa.

    Trong bối cảnh đó, Châu Á đang trở thành phao cứu sinh cho ngành âm nhạc toàn cầu với mức tăng trưởng 6% doanh thu sau khi tụt giảm 2% năm 2014. Doanh thu âm nhạc tại Châu Á (hầu hết từ Nhật Bản) không chỉ đến từ các trang chia sẻ nhạc miễn phí mà còn đến từ việc bán đĩa và download nhạc trả phí. Tại Nhật, các fan yêu nhạc vẫn chuộng mua đĩa, đặc biệt là album tổng hợp của các nghệ sỹ lớn. Nhật Bản hiện cũng đang là một trong những thị trường âm nhạc màu mỡ nhất thế giới.

    Tham khảo Wall Street Journal

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày