Các loại thuốc chống muỗi có thấm qua da vào cơ thể bạn hay không?

    zknight,  

    Chúng ta ít nhiều đều hoài nghi về hiệu quả và độ an toàn của các loại thuốc chống muỗi.

    Đã bao giờ bạn sử dụng các loại thuốc chống muỗi mà lo ngại rằng chúng sẽ thấm vào da và gây hại? Bạn cũng tự hỏi liệu các loại thuốc này có hiệu quả thật hay không?

    Một số người dị ứng rõ ràng với các thành phần của thuốc chống muỗi. Cơ thể họ sẽ phản ứng lập tức, chẳng hạn như kích ứng da, mẩn đỏ hoặc ngứa. Trẻ em cũng là đối tượng được khuyến cáo không nên sử dụng thuốc chống muỗi có nồng độ hoạt chất cao.

    Những người này dĩ nhiên sẽ không dùng thuốc chống muỗi. Nhưng đối với những người còn lại, ngay cả khi có thể sử dụng thuốc chống muỗi thường xuyên mà không gặp vấn đề, nhiều mối nghi ngờ vẫn thường luẩn quẩn trong đầu họ.

     Chúng ta có rất nhiều thắc mắc với các loại thuốc chống muỗi

    Chúng ta có rất nhiều thắc mắc với các loại thuốc chống muỗi

    Thuốc chống muỗi có hiệu quả thật không?

    Ở Mỹ, các sản phẩm chống côn trùng được lưu hành trên thị trường đều phải được Cơ quan bảo vệ môi sinh (EPA) thông qua. Cơ quan này đòi hỏi chúng phải vượt qua một loạt các bài kiểm tra chứng minh sự hiệu quả.

    Nhiều sản phẩm đăng ký với EPA có chứa một trong hai thành phần: N,N-diethyl-matatoluamide (DEET) và para-Menthane-3,8-diol (PMD).

    Quân đội Hoa Kỳ đã phát triển DEET từ năm 1964 cho mục đích quân sự tại các khu vực có nhiều muỗi. EPA đã thông qua hóa chất này vào năm 1980. Thế nhưng, trong nhiều thập kỷ sau đó, DEET bị coi là một chất gây ung thư, động kinh và các vấn đề thần kinh khác. Nhiều người lên tiếng chống sử dụng DEET, nhưng khoa học thì chưa lật lại vấn đề với hóa chất này.

    Nói về hiệu quả của DEET, Stacy Rodriguez, một nhà nghiên cứu dịch bệnh tại Đại học New Mexico, cho biết không có gì phải nghi ngờ. Cô đã từng thực hiện một thí nghiệm trên các tình nguyện viên, đưa họ vào các đường hầm gió với 125 con muỗi Aedes Aegypti, chủng có thể mang hàng loạt mầm bệnh như Zika, sốt xuất huyết, sốt vàng và chikungunya.

    Kết quả đăng trên tạp chí Insect Science cho thấy 65% các sản phẩm chứa PMD và 98% các sản phẩm chứa DEET đã đuổi được nhiều muỗi nhất, tương đương với hiệu quả 48%-77%.

    Vậy chúng ta có thể chắc chắn các loại thuốc chống muỗi sẽ giúp đuổi những con côn trùng ra xa khỏi da bạn. Nhưng liệu chúng có gây hại cho sức khỏe hay không?

     Thử nghiệm hiệu quả của một loại thuốc chống muỗi

    Thử nghiệm hiệu quả của một loại thuốc chống muỗi

    Mọi người có thể gặp vấn đề gì với thuốc chống muỗi?

    Mối lo ngại về DEET bắt nguồn từ suy nghĩ cơ thể có thể hấp thụ các chất hóa học xịt trên da. Điều này không phải là vô căn cứ. Trở lại năm 1995, các nhà khoa học đã thực hiện một thí nghiệm: Họ bôi DEET trên cánh tay của những tình nguyện viên và phát hiện ra rằng đến 8,3% liều lượng đã hấp thu vào cơ thể của họ.

    Nhưng, quan trọng hơn, tất cả các tình nguyện viên đã đều bài tiết hóa chất khỏi nước tiểu trong vòng 24 giờ.

    Thực thế thì EPA cũng không chỉ kiểm tra tính hiệu quả, mà cả sự an toàn của các sản phẩm thuốc chống côn trùng. Năm 2014, giữa những lo ngại của người dân, EPA đã tái kiểm định độ an toàn của DEET. Kết quả là họ không tìm thấy "bất kỳ mối nguy hiểm nào đối với sức khỏe con người, các loài không phải là mục tiêu cần đuổi và cả môi trường".

    Nhưng cũng giống như bất kỳ một sản phẩm nào khác dành cho da, bạn có thể bị kích ứng, nổi mẩn đỏ hoặc phát ban nhỏ nếu dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc chống côn trùng. "Nhưng đó là một vấn đề dị ứng", Rodriguez nói. Nghĩa là cùng một loại hóa chất, nó không gây dị ứng với tất cả mọi người.

    Điều nguy hiểm nhất đối với các sản phẩm chống muỗi là gì?

    Dù bạn có làm gì đi chăng nữa, đừng bao giờ nuốt các loại thuốc chống muỗi. Năm 2013, một người đàn ông Mỹ đã uống chúng. Trường hợp được báo cáo bởi Hiệp hội kiểm soát chất độc Hoa Kỳ. Theo đó, chỉ 170 ml thuốc chống côn trùng đã dẫn đến cơn động kinh, ngừng tim và tử vong cho nạn nhân.

    Bạn cũng không bao giờ nên hít trực tiếp các loại thuốc này vào mũi. Một số loại thuốc chứa pyrethrins- một hỗn hợp các hóa chất tự nhiên có trong hoa cúc. Hít phải một lượng lớn pyrethrins có thể gây nôn mửa, khó thở và tiêu chảy.

    Một số loại thuốc chống muỗi nhưng không chứa chất chống côn trùng cần được EPA phê duyệt. Thay vào đó, chúng có thành phần thay thế như dầu bạc hà hoặc dầu hương thảo. Năm 1995, EPA đã thu thập các sản phẩm dạng này để kiểm tra độ an toàn. Kết quả là chúng an toàn, họ kết luận rằng“nguy cơ đối với sức khỏe là tối thiểu”.

    Tuy nhiên, các bài kiểm tra không bao gồm thử nghiệm độ hiệu quả. Người phát ngôn của EPA cho biết: “Bạn sẽ không bao giờ biết một người nào đó sẽ phản ứng thế nào với các sản phẩm này, nhưng nguy cơ lớn nhất chỉ là việc chúng không làm việc”.

     8,3% liều lượng DEET đã được hấp thu vào cơ thể, nhưng chúng sẽ được bài tiết ra ngoài trong 24 giờ

    8,3% liều lượng DEET đã được hấp thu vào cơ thể, nhưng chúng sẽ được bài tiết ra ngoài trong 24 giờ

    Vậy bạn có nên dùng thuốc đuổi muỗi không?

    Rõ ràng, tránh nơi có muỗi là cách tốt nhất để ngăn ngừa không bị muỗi đốt. "Nhưng nếu bạn không thể tránh được thì điều tốt nhất bạn nên làm là sử dụng sản phẩm chống muỗi”, Rodriguez nói. Đó là cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe khỏi các bệnh lây truyền qua muỗi.

    Các loại thuốc chống muỗi với thành phần chứa DEET hoặc PMD sẽ cho hiệu quả tốt nhất. Nhưng nếu vẫn lo ngại các hóa chất này, Rodriguez sẽ cho bạn một vài lời khuyên. Tránh ra ngoài trời vào lúc bình minh và hoàng hôn, bởi đó là khoảng thời gian muỗi đi săn tìm máu người. Bạn cũng có thể mặc quần áo dài như một cách đơn giản để chống muỗi.

    Có một điều cần lưu ý, trong cả trường hợp bạn có sử dụng xịt hoặc kem chống muỗi hay không. Đó là mồ hôi cơ thể. Muỗi bị hấp dẫn bởi làn da ẩm ướt và mùi cơ thể. Trong khi đó, mồ hôi cũng làm chất chống muỗi trên da nhanh mất tác dụng hơn.

    Tham khảo Tonic

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày