Nguyên lý hoạt động của thiết bị này được các nhà khoa học miêu tả tương tự như công nghệ điện mặt trời, tự động kích hoạt khi gặp ánh sáng.
Việc tạo ra năng lượng từ không khí có vẻ như là điều không tưởng đối với chúng ta. Thế nhưng mới đây, các nhà khoa học Bỉ đã thành công trong việc phát minh ra một thiết bị “trong mơ”.
Theo website của trường Đại học Leuven, cùng với sự tham gia hỗ trợ của Đại học Antwerp, các nhà khoa học đã thành công trong việc tìm ra cách chuyển hóa không khí ô nhiễm thành năng lượng để sử dụng.
Với nguyên tắc sử dụng khá đơn giản, sản phẩm được hứa hẹn sẽ cùng lúc đáp ứng được hai nhu cầu quan trọng trong tương lai: làm sạch không khí và tạo ra nguồn năng lượng thay thế.
Thiết bị biến đổi không khí ô nhiễm thành năng lượng vừa mới được phát minh
Các nhà khoa học này đã tạo ra một thiết bị nhỏ với hai ngăn được tách biệt với nhau bằng một màng lọc được làm từ vật liệu nano đặc biệt. Khi không khí ô nhiễm đi qua màng lọc này, chất xúc tác sẽ được tiết ra nhằm tạo khí hidro, ngay lúc ấy, không khí ô nhiễm cũng bị tác động để được vệ sinh và trở thành không khí sạch.
Nguyên lý hoạt động của thiết bị này được các nhà khoa học miêu tả tương tự như công nghệ điện mặt trời, tự động kích hoạt khi gặp ánh sáng. Khác biệt lớn nhất ở đây là việc năng lượng ở thiết bị này tạo ra không thể trực tiếp hoạt động. Khí hidro sau quá trình lọc sẽ được lưu trữ và sử dụng sau này như một loại nhiên liệu. Hiện nay tại nhiều nước, đã có nhiều chiếc xe buýt chạy bằng khí hidro được đưa vào vận hành.
Mặc dù mới là giai đoạn phát triển ban đầu nhưng Giáo sư Sammy Verbruggen, một trong những người đứng đầu nhóm nghiên cứu tỏ ra rất lạc quan về sự thành công của phát kiến này trong tương lai.
“Hiện tại, chúng tôi chỉ mới ứng dụng trên diện tích nhỏ, chỉ vài centimet vuông. Trong tương lai, chúng tôi sẽ mở rộng, nâng cao công nghệ nhằm thực hiện những ứng dụng công nghiệp lớn. Chúng tôi cũng sẽ cố gắng phát triển các chất liệu để có thể sử dụng ánh sáng mặt trời nhằm thực hiện các phản ứng.”
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao 'chưng cất' đang trở thành từ đáng sợ nhất với các công ty AI tiên phong?
Dù chưng cất là một kỹ thuật đã được ứng dụng rộng rãi, nhưng việc DeepSeek tận dụng phương pháp này để phát triển mô hình AI của họ đã gây tranh cãi
Vì sao rắn độc không bao giờ bị trúng nọc độc của chính nó?