Các nhà khoa học khẳng định con người đã khiến voi ma mút tuyệt chủng chứ không phải thiên thạch
Theo nhiều nghiên cứu trước đây thì các nhà khoa học cho rằng loài động vật này bị tuyệt chủng do một vụ va chạm của thiên thạch hoặc sao chổi với bề mặt Trái đất.
Voi ma mút là loài động vật có kích thước rất lớn sống trong thời kỳ băng hà, theo nhiều nghiên cứu thì các nhà khoa học cho rằng loài động vật này bị tuyệt chủng do một vụ va chạm của thiên thạch hoặc sao chổi với bề mặt Trái đất. Tuy nhiên nghiên cứu mới đây lại chứng minh điều ngược lại.
Voi ma mút lông đen bị tuyệt chủng cách đây 10.00 năm.
Các nhà khảo cổ tại đại học London và đại học California đã nghi ngờ những bằng chứng trước đây chứng minh rằng một vụ va chạm thiên thạch đã làm thay đổi toàn bộ khí hậu trên Trái đất vào thời điểm cuối kỷ băng hà, gây ra cái chết của các loài động vật to lớn như voi ma mút.
Có nhiều giả thuyết đặt ra lý do tuyệt chủng của các loài động vật có kích thước khổng lồ trong kỷ băng hà, như voi ma mút. Voi ma mút lông đen được cho là đã bắt đầu sinh sống trên Trái đất vào khoảng 200.000 năm trước, cho đến khi chúng bị tuyệt chủng vào khoảng 10.000 năm trước đây.
Vào lúc này, Trái đất trải qua một quá trình biển đổi khí hậu rất lớn khiến môi trường sống của các loài động vật bị thu hẹp. Một nghiên cứu từ năm 2008 cho thấy môi trường sống của loài voi ma mút đã giảm từ 7,5 triệu km2 còn có 800 nghìn km2.
Khi đó có nhiều nhà khoa học cho rằng một vụ va chạm với thiên thạch đã đặt dấu chấm hết cho các loài động vật khổng lồ, trong đó có voi ma mút. Vụ va chạm thiên thạch đã gây ra một vụ nổ rất lớn, làm sụp đổ các tảng băng tại Bắc Mỹ. Khiến cho nước biển trở nên lạnh hơn sau đó và được gọi là kỷ băng hà Younger Dryas, kéo dài 1300 năm.
Các mẫu giọt chảy scoria silic hóa thạch được tìm thấy tại Syria.
Bằng cách nghiên cứu địa chất tại một vùng đất thuộc Syria, trước đây từng là nơi sinh sống của loài voi ma mút. Các nhà khảo cổ phát hiện những giọt chảy scoria silic hóa thạch, được cho là bị tán xạ bởi nhiệt độ rất lớn do một vụ va chạm với thiên thạch gây ra. Nhưng trên thực tế những hóa thạch được tìm thấy cho thấy lượng nhiệt tạo ra những giọt chảy scoria silic ở đây không lớn như vậy. Và cũng không giống với những vụ va chạm thiên thạch khác trên thế giới.
Là bằng chứng cho sự sinh sống của những bộ lạc lớn tại vùng đất này.
Thay vào đó, nó giống như một đám cháy được tạo ra bởi con người. Sau khi phát hiện them nhiều hóa thạch rải rác tương tự như vậy trên vùng đất này, các nhà khảo cổ đã đi đến kết luận rằng đã từng có những bộ lạc người tiền sử rất lớn sinh sống tại đây. Và những đám cháy là do con người tạo ra để sưởi ấm cũng như nấu ăn trong thời kỳ giá rét, trong một khoảng thời gian dài.
Tiến sĩ Peter Thy đến từ đại học California và cũng là người đứng đầu dự án nghiên cứu này cho biết “không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy tác động của một vụ va chạm thiên thạch tại đây vào thời kỳ tiền sử. Thay vào đó, nguyên nhân chính khiến số lượng các loài động vật giảm đi chính là do con người săn bắt quá mức và làm thay đổi môi trường sống của chúng với việc xây dựng làng mạc.”
Nghiên cứu được công bố trên Journal of Archaeological Science.
Theo dailymail
>>Cuộc Đại Tuyệt chủng lần thứ 6 có thể xảy ra vào năm 2200
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng