Rất nhiều người trong chúng ta gặp khó khăn với việc phải thức dậy sớm vào buổi sáng để đi làm, đi học. Cơ thể chúng ta mệt nhoài, mắt trĩu nặng và chỉ muốn nằm xuống giường tiếp tục yên giấc. Cảm giác này rốt cuộc là từ đâu mà có?
Chúng ta đều được cho biết rằng trung bình một người chỉ cần ngủ 8 tiếng một đêm là đủ, cơ thể sẽ sảng khoái, khỏe mạnh và dễ chịu. Nhưng đôi khi điều này hoàn toàn không tương thích lắm đối với một số người có thói quen ngủ nhiều và họ thường cảm thấy khó khăn đối với việc thức dậy sớm vào buổi sáng mặc cho tối hôm trước họ ngủ sớm hay trễ. Từ đó đặt ra một câu hỏi tại sao cơ thể của chúng ta lại xuất hiện cảm giác khó khăn mỗi khi phải thức dậy sớm vào buổi sáng?
Tất nhiên là không phải ai cũng đều có cảm giác này. Một số người hoàn toàn có thể thức dậy thật sớm, một số khác lại là cú đêm, và có những người thuộc loại còn lại - loại mà có thể rơi vào bất kì đâu trong khoảng giữa lai tạo giữa hai loại đầu tiên. Mặc cho những điểm khác nhau này, có rất ít người thực sự cảm thấy thoải mái và dễ dàng với việc thức dậy và lúc bình mình vừa lên. Dưới đây là lý do tại sao.
Một số chuyên gia chuyên nghiên cứu về các giấc ngủ thuộc đại học Oxford đã đưa ra lời giải thích dành cho vấn đề này. Họ đã phát hiện ra thời gian biểu để học tập, làm việc trong một ngày của một người ít nhiều sẽ ảnh hưởng hay dính dáng đến đồng hồ sinh học tự nhiên của người đó. Điều này có thể dẫn đến sự nhiễu loạn về sức khỏe, bao gồm cả các cấn đề về tinh thần lẫn thể chất như gặp nhiều lo lắng, tăng cân hay huyết áp tăng cao.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng, việc bắt đầu một ngày làm việc từ sớm có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của một người. Trẻ em từ độ tuổi 8 đến 10 không nên bắt đầu học hành trước 8 giờ 30 phút sáng, trong khi trẻ em từ độ tuổi 16 đến 18 thì nên bắt đầu một ngày học trên trường từ 10 giờ sáng hoặc trễ hơn.
Người lớn cũng sẽ nhận được nhiều điều tích cực từ việc thức dậy trễ hơn vào mỗi buổi sáng. Dựa theo các nhà khoa học, những người có độ tuổi từ 18 đến 55 nên bắt đầu làm việc từ sau 10 giờ sáng. Người trẻ từ 14 đến 24 tuổi thường trải qua những cơn thiếu ngủ, mất ngủ và mất khoảng 2 tiếng để ngủ mỗi đêm. Đối với những người nằm trong độ tuổi từ 24 đến 30, trung bình một đêm họ mất khoảng nửa tiếng hoặc một tiếng dành cho việc ngủ. Như vậy, mỗi ngày mất đi vài tiếng để ngủ, tính ra một tuần, một tháng hay một năm họ sẽ mất rất nhiều thời gian quý giá để được ngủ. Dần dần thói quen này sẽ khiến cơ thể bạn mệt mỏi mỗi sáng tỉnh dậy để bắt đầu một ngày mới. Bạn sẽ luôn cảm thấy thiếu tinh thần, cơ thể uể oải và trong trạng thái không làm được việc với hiệu suất 100%.
Nghiên cứu này đồng thời cũng chỉ ra việc chúng ta dành nhiều thời gian cho máy vi tính, điện thoại và các thiết bị khác gây ra nhiều tác động tiêu cực đến chất lượng của giấc ngủ. Đó là lý do tại sao chúng ta nên tắt toàn bộ thiết bị ít nhất là một giờ đồng hồ trước khi đi ngủ để giúp giấc ngủ của mình trở nên chất lượng và sâu hơn, bạn cũng sẽ dễ ngủ và ngủ ngon hơn nhiều.
Cuối cùng, đã đến lúc bạn nên chú ý đến vấn đề ngủ nghỉ và thay đổi giờ giấc làm việc, ăn chơi để có một cuộc sống khỏe mạnh hơn từ nay về sau.
Theo Trí thức trẻ/Kênh 14
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng