Các nhà khoa học phát hiện tế bào lạ trong tụy tiết được insulin, cơ hội mới để điều trị tiểu đường
Cả một quần thế tế bào dạng bata mới được hé lộ.
Trong khi sử dụng kính hiển vi để quan sát một tổ chức gọi là đảo Langerhans trong tụy, các nhà khoa học từ Đại học California đã phát hiện ra một số tế bào lạ. Họ gọi đó là những "tế bào beta đồng trinh- virgin beta cells”, và chưa từng có ai chú ý đến tác dụng của chúng là gì.
Bây giờ, nghiên cứu mới tiết lộ, hóa ra, những tế bào này có thể sản xuất insulin, như một tế bào beta thường. Đây là là khả năng mà người bệnh tiểu đường type 1 bị khiếm khuyết.
Nghiên cứu vừa có mặt trên tạp chí Cell Metabolism hồi đầu tuần, và được đánh giá là sẽ mở ra những phương pháp mới, giúp điều trị tận gốc căn bệnh tiểu đường mạn tính trong tương lai.
Nếu có phương pháp chữa trị tận gốc tiểu đường, người bệnh sẽ không còn phải tiêm insulin mỗi ngày
Chúng ta đã biết, tiểu đường type 1 xảy ra khi hệ miễn dịch của một người tự quay lại tấn công các tế bào beta trong tụy, khiến chúng không còn khả năng sản sinh insulin. Và bởi hooc-môn này có vai trò hết sức quan trọng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, những người bệnh tiểu đường type 1 phải tự tiêm insulin ngoại sinh vào cơ thể, hàng ngày và suốt đời.
Mặc dù giúp quản lý đường huyết khá hiệu quả, làm vậy sẽ khiến bệnh nhân “mắc kẹt” vào những ống tiêm và gặp không ít khó chịu. Hãy tưởng tượng, mỗi bữa ăn trong ngày của bạn đều phải đi kèm với một mũi tiêm trước đó 30 phút. Rõ ràng, bản chất phương pháp này không phải là một cách điều trị tận gốc.
Bởi căn nguyên bệnh phát sinh từ những tế bào beta đã bị hệ miễn dịch giết chết, điều trị tiểu đường type 1 nghĩa là, bằng cách nào đó, các bác sĩ phải làm sống dậy các tế bào để chúng sản sinh insulin ngay trong cơ thể. Đồng thời, họ cũng phải ngăn chặn hệ miễn dịch tiếp tục tấn công chúng trong tương lai.
Công việc này không hề đơn giản, bởi vậy mà tiểu đường type 1 vẫn là một tình trạng mạn tính cho đến này chưa thể được chữa khỏi. Tiến sĩ Mark Huising, đến từ Đại học California cho biết: “Chúng ta đã chứng kiến nhiều tiến bộ vượt bậc trong việc quản lý bệnh tiểu đường, nhưng chúng ta vẫn không thể chữa khỏi nó”.
Nhưng bây giờ, hy vọng sẽ được mở ra khi nhóm nghiên cứu của ông phát hiện ra những tế bào rất lạ, đang ẩn nấp trong tuyến tụy. Họ gọi đó là những “tế bào beta đồng trinh -virgin beta cells”.
Những tế bào có thể tiết lộ một phương pháp mới để tái sinh các tế bào beta trưởng thành khỏe mạnh, đồng thời, mở ra một cái nhìn mới vào cơ chế đằng sau bệnh tiểu đường type 1. “Nếu bạn muốn chữa trị căn bệnh này, bạn phải hiểu nó hoạt động như thế nào trong trạng thái bình thường”, Tiến sĩ Huising nói.
Hãy tưởng tượng, mỗi bữa ăn trong ngày của bạn đều phải đi kèm với một mũi tiêm trước đó 30 phút
Để làm được điều này, ông và nhóm nghiên cứu đã thực hiện những thí nghiệm trên chuột và mô con người. Các nhà khoa học đã tiến hành một cuộc “lùng sục” bên trong tổ chức có tên gọi là đảo Langerhans trong tụy.
Ở đó, trong hàng triệu đảo Langerhans có mặt trong tụy của ngườn khỏe mạnh, các tế bào beta có khả năng phát hiện đường trong máu, tạo insulin đáp ứng với mức đường huyết và kéo chúng tụt xuống khi chỉ số lên quá cao.
Ngoài ra, đảo Langerhans cũng chứa một loại tế bào nữa là tế bào alpha. Tế bào này sản sinh glucagon, một loại hooc-môn có tác dụng ngược lại, làm tăng lượng đường trong máu. Kết hợp cả hai loại tế bào này, đảo Langerhans có thể được coi là một tổng hành dinh, chỉ đạo và tinh chỉnh lượng đường huyết trong máu của mỗi người.
Tuy nhiên ngoài tế bào alpha và beta trưởng thành, sử dụng những kỹ thuật hiển vi tiên tiến, Huising và nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện ra một loại tế bào mới. Chúng nằm rải rác xung quanh đảo Langerhans, và là những tế bào trước đây chưa có ai từng chú ý đến.
Điều đặc biệt ở chỗ, các tế bào này trông khá giống với tế bào beta trưởng thành. Và các nhà khoa học nghĩ rằng chúng có thể ẩn chứa những bí mật về cách cơ thể sản sinh tế bào beta.
Các thí nghiệm sâu hơn đã cho thấy rằng các tế bào này thậm chí còn có thể tạo insulin, mặc dù không sở hữu thụ thể phát hiện glucose. Đó là lý do duy nhất khiến chúng chưa thể thay thế nhiệm vụ cho các tế bào beta trưởng thành.
Các nhà khoa học phát hiện ra một loại tế bào mới ở tụy, đó là hi vọng cho bệnh nhân tiểu đường
Mọi phát hiện mới chưa dừng lại, khi lia ống kính hiển vi tới các tế bào beta đã trưởng thành, tiến sĩ Huising tiếp tục quan sát thấy một vài trong số chúng tự biến đổi thành tế bào alpha, đây là một con đường tạo ra tế bào alpha gây bất ngờ cho nhóm nghiên cứu.
“Hệ thống [trong đảo Langerhans và tuyến tụy] chứa đựng nhiều sự linh hoạt hơn chúng ta nghĩ”, tiến sĩ Huising nói. Ông chỉ ra ba lý do chính khiến chúng ta nên vui mừng vì điều này.
Thứ nhất, nó hé lộ cả một quần thế tế bào dạng bata mới, cả động vật và ở người mà chúng ta chưa từng biết đến trước đây. Thứ hai, điều này cung cấp một nguồn tế bào beta tiềm năng, có thể giúp điều trị bệnh tiểu đường.
“Cuối cùng, hiểu rõ những tế bào beta này trưởng thành lên như thế nào có thể giúp phát triển các liệu pháp tế bào gốc cho người bệnh tiểu đường”, một thông cáo báo chí về nghiên cứu mới giải thích. Nó cũng sẽ giúp ích cho cả những bệnh nhân tiểu đường type 2, khi các tế bào beta vẫn sống, nhưng bị bất hoạt và không sản sinh insulin.
Tham khảo ScienceAlert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng