Các nhà khoa học phát hiện tín hiệu vô tuyến bí ẩn từ vũ trụ

    Nova,  

    Điều này dẫn đến vô số đồn đoán về nguồn gốc của chúng, từ các ngôi sao neutron đang va chạm, các ngôi sao lùn trắng đang sáp nhập tới các thông điệp nhân tạo của người ngoài hành tinh.

    Các nhà thiên văn học của Đại học Công nghệ Swinburne (Australia) vừa mới phát hiện một tín hiệu vô tuyến mà họ chưa nhìn thấy bao giờ xuất phát từ những hiện tượng có tên vụ bùng nổ vô tuyến nhanh (Fast radio burst - FRB). Theo tính toán thì tín hiệu này có thể xuất phát từ một vụ nổ kép của FRB, nhưng nó nằm ngoài phạm vi của mọi thứ mà các chuyên gia nghiên cứu từng biết đến.

    Emily Petroff, thành viên của đội ngũ nghiên cứu, cho biết cô cùng các đồng nghiệp không hiểu chuyện gì đang xảy ra khi họ thu được tín hiệu này, nhưng chắc chắn đó là một điều rất thú vị đối với những người công tác trong lĩnh vực thiên văn học. Trên thực tế, những chuyên gia này đã bắt được tín hiệu FRB từ tháng 1 năm nay nhưng với 5 tín hiệu thu được cách đây vài ngày thì việc xuất hiện 1 tín hiệu kép là một điều cực kỳ khó hiểu.

    Theo các chuyên gia, FRB là các bức xạ điện tử vô tuyến xuất hiện ngẫu nhiên và nhất thời, khiến chúng ta không chỉ khó tìm ra, mà còn khó nghiên cứu chúng. Điều này dẫn đến vô số đồn đoán về nguồn gốc của chúng, từ các ngôi sao neutron đang va chạm, các ngôi sao lùn trắng đang sáp nhập tới các thông điệp nhân tạo của người ngoài hành tinh.

    Tính đến thời điểm hiện tại đã có 11 tín hiệu FRB được ghi lại, 5 tín hiệu mới nhất cũng đã được công bố trong nguyệt san tháng của tạp chí Hiệp hội thiên văn học Hoàng gia Anh (Royal Astronomical Society). Tín hiệu kép lần này đã được đánh mã FRB 121002 và được mô tả như sau "tín hiệu kép là sự tổng hợp của 2 tín hiệu FRB đơn thông thường và 2 thành phần có nhau 2,4 mili giây khi các vệ tinh thu được, nguồn phát có thể đến thừ 2 ngôi sao neutron va chạm với nhau do đó chúng tôi vẫn chưa thể hiểu rõ thêm về hiện tượng lần này".

    Việc phát hiện tín hiệu FRB kép chỉ diễn ra ít ngày sau khi nghiên cứu về nguồn gốc của loại tín hiện này cũng có thể đến từ những vụ va chạm giữa lỗ đen và sao neutron. Tác giả của nghiên cứu này, tiến sỹ Ewan Barr, nhận định rằng theo nghiên cứu này thì nếu xảy ra hiện tượng tín hiệu kép từ những vụ va chạm nói trên thì phải ít nhất là sau 1000 tín hiệu đơn đầu tiên mới có thể xuất hiện tín hiệu kép, việc các nhà khoa học phát hiện tín hiệu kép ngay trong vòng 5 tín hiệu bắt được là có gì đó không bình thường.

    Khi những vụ nổ bí ẩn hướng về phía Trái Đất, sóng vô tuyến từ chúng lan rộng ra với tần số khác nhau tại các thời điểm khác nhau. Các nhà khoa học nói rằng nguyên nhân của sự thay đổi tần số này có thể do lượng vật chất nằm giữa vụ nổ và Trái Đất. Cho tới giờ mới đã có 16 vụ bùng nổ vô tuyến nhanh được ghi nhận, nhưng các nhà nghiên cứu nhấn mạnh là nó sẽ nhiều hơn thế một khi chúng ta bắt đầu tìm kiếm một cách nghiêm túc và cẩn thận.

    Tham khảo Iflscience

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày