Các nhà nghiên cứu Israel tìm ra cách hack máy tính của bạn nhờ vào quạt tản nhiệt
Phương thức ăn cắp thậm chí chưa thấy trong phim giả tưởng nào, các nhà khoa học đã đi trước vài bước.
Để phòng chống hoàn toàn việc máy tính của bạn bị hack, thì việc “tiện tay” nhất mà bạn có thể làm là rút ngay sợi dây mạng kia ra. Nhưng nghiên cứu mới cho thấy rằng bạn nên lo sợ với một kiểu hack kì dị nhưng không kém phần hiệu quả khác nữa.
Các nhà khoa học Israel mới đây vừa biểu diễn một cách ăn cắp thông tin nghe tưởng chừng như “điêu toa”: họ có thể hút thông tin qua khoảng không, sử dụng một loại malware để điều khiển quạt của bạn chạy và phát ra tiếng động đặc biệt, từ những tiếng đó họ có thể rút được các thông tin trong máy tính.
Phải, bạn không hề nhầm lẫn hay bài viết này sai đâu, quạt tản nhiệt yêu quý không thể thiếu trong mùa hè oi ả này lại có thể chính là tên mách lẻo, thông báo thông tin của bạn nhờ một malware có tên là Fansmitter. Con malware này được “nuôi” bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Ben-Gurion, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Bảo mật mạng Negev.
Theo như các nhà khoa học thử nghiệm, một khi máy tính của bạn bị nhiễm Fansmitter, chương trình có thể truyền thông tin từ tiếng động phát ra bởi quạt tản nhiệt của bạn, không cần tới hệ thống âm thanh hay loa đài nào phát cả.
Con malware này làm được điều đó nhờ vào việc điều khiển tốc độ quạt để tạo nên một loại sóng đặc biệt. Nói cách khác, như một con kí sinh trùng, Fansmitter lấy thông tin từ máy bạn, bắt ép quạt của bạn nói thông tin ấy ra bên ngoài, gửi vào những thiết bị nghe ngóng ở gần đó, ví dụ như một microphone nhỏ gắn gần máy tính hay một cái điện thoại có chức năng ghi nhận âm thanh.
Điều này hẳn là cho chúng ta sợ hãi. Làm sao để có được một cái máy tính an toàn để làm việc và lưu trữ thông tin đây, khi mà những kẻ cắp có thể nghe xem máy tính của bạn nói gì và lấy thông tin từ đó? Ngoài sử dụng các phần mềm chuyên dụng, chẳng lẽ bây giờ phải cách âm luôn cả phòng sử dụng máy?
Nhưng kiểu gì thì máy cũng phải nhiễm Fansmitter trước khi nó có thể “bắt ép” quạt của bạn nói ra các bí mật thầm kín của chiếc máy tính. Đầu tiên thì cứ phải cẩn thận với các thiết bị cắm vào máy cũng như cẩn thận với những thứ bạn tải về máy.
Bên cạnh đó, tốc độ truyền tin của Fansmitter cũng cực kì “nhanh”. Các nhà nghiên cứu đã có thể truyền thông tin với tốc độ cực kì chóng mặt: 900 bit/giờ (tương đương 0.1125 kilobyte hay 0.0001125 megabyte). Dù là rùa bò thật nhưng mà từng đó cũng đủ nhanh để ăn cắp được chút ít dữ liệu như là các file text chả hạn. Nhiều người nhận định từng đó không ăn cắp được hẳn một album nhạc của Taylor Swift, thì ít nhiều cũng chôm chỉa được một hai cái password, hay một đoạn ký tự mã hóa nào đó.
Thực ra thì các bạn không cần lo quá, tất cả những nghiên cứu này chưa được bình duyệt, xác nhận và hiện tại, đội ngũ “nuôi malware” kia cũng đang tìm kiếm phản hồi từ các nhà nghiên cứu khác nữa, trước khi công bố Fansmitter.
Không lo lắng quá không đồng nghĩa với việc các bạn được bỏ bê em máy tính của mình và không có biện pháp đảm bảo an toàn nào cho bé. Ít ra, nếu thấy trên bàn mình có một cái điện thoại lạ đặt đó, thì hãy nhớ tới Fansmitter và nhấc cái điện thoại đó ra chỗ khác.
Tham khảo ScienceAlert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng