Các nhà sinh học Trung Quốc đã loại bỏ đoạn gen có tên bmp6 vốn có chức năng kiểm soát sự phát triển của xương sống giữa các cơ của cá diếc mà không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và sinh sản của cá.
- Tia vũ trụ hé lộ một hành lang chưa từng biết đến đang 'ẩn giấu' trong Đại Kim tự tháp của Ai Cập
- 8/3, lên Shopee đặt ngay 3 gian hàng ship hỏa tốc tại thành phố Hồ Chí Minh
- Lốp xe có màu đen không đơn giản như nhiều người nghĩ, có hãng lốp nổi tiếng thế giới muốn làm nhiều màu sắc nhưng đã phải bỏ cuộc
Các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Thủy sản Hắc Long Giang của Viện Khoa học Thủy sản Trung Quốc đã nuôi thành công loại cá diếc đầu tiên trên thế giới mà không có xương dăm, đánh dấu một bước đột phá lớn về lý thuyết và kỹ thuật trong chăn nuôi thủy sản. Đáng chú ý, đây là một loại cá diếc đã được chỉnh sửa gen.
Cá diếc là một loài cá nước ngọt có da cứng, nhiều xương, chủ yếu được ăn ở Đông Âu và Châu Á. Tuy nhiên, cá diếc lại có khá nhiều xương dăm, gây khó khăn cho việc ăn và chế biến ở quy mô công nghiệp. Việc loại bỏ di truyền các xương dăm của cá diếc có thể mở ra nhiều cơ hội thương mại hơn.
Một nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Thủy sản Hắc Long Giang của Viện Khoa học Thủy sản Trung Quốc đã bắt đầu dự án giải quyết vấn đề này vào năm 2009. Nhóm đã xác định được một đoạn gen chính, từ 1.600 gen tiềm năng, vốn có chức năng kiểm soát sự phát triển của xương sống giữa các cơ của cá.
Các nhà sinh học đã có thể loại bỏ đoạn gen có tên bmp6 mà không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và sinh sản của cá.
"Vào năm 2020, chúng tôi đã nuôi thành công thế hệ cá diếc đầu tiên không có xương dăm với tỷ lệ thành công là 12,96%. Thế hệ thứ hai vào năm 2021 có tỷ lệ thành công là 19%", Kuang Youyi, một nhà nghiên cứu trong nhóm cho biết.
"Vào đầu năm 2022, chúng tôi đã thả khoảng 20.000 con cá thế hệ thứ ba tại cơ sở thử nghiệm của chúng tôi ở Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang và bắt đầu nhân giống quy mô lớn"
"Cá phát triển tốt và bề ngoài không thể phân biệt được với cá diếc bình thường", ông nói. "Kết quả của một cuộc kiểm tra được tiến hành vào tháng 8 cho thấy tỷ lệ thành công đã lên tới 100%."
Mặc dù vẫn còn một chặng đường dài phía trước về quy định an toàn và sản xuất hàng loạt, nhưng nhiều người trong nhóm nghiên cứu vẫn rất hào hứng.
"Mọi người sẽ không còn phải nhặt những chiếc xương cá nhỏ nữa", Li Shaowu, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.
"Điều này có thể thay đổi lớn văn hóa và thói quen ăn cá toàn cầu, đồng thời có tác động sâu sắc đến việc thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm thủy sản trong tương lai"
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm đảm bảo rằng họ đã xem xét đầy đủ tính an toàn sinh học của giống cá diếc mới.
"Kể từ đầu năm, chúng tôi đã tiến hành đánh giá an ninh sinh thái, bao gồm khả năng bơi lội, khả năng chống băng giá và sinh sản của chúng cũng như nguy cơ bị săn mồi", ông Kuang Youyi cho biết.
"Chúng tôi đang tiến hành phát triển một giống vô trùng, có thể giúp loại bỏ các tác động có thể xảy ra do cá chỉnh sửa gen trong tự nhiên." Ông cho biết thêm, nhóm dự kiến sẽ hoàn thành nghiên cứu của mình vào năm 2025.
Tham khảo China Daily
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng