Các phần mềm dọn dẹp hệ thống có thực sự hiệu quả như quảng cáo?
Cùng kiểm nghiệm trên thực tế.
Danh sách các ứng cử viên được đưa vào thử nghiệm bao gồm: SlimCleaner, CCleaner, COMODO System Utilities, Ashampoo WinOptimizer, và PC Booster (Đáng tiếc là không có mặt 2 công cụ khá phổ biến ở Việt Nam là TuneUp Utilities và Advance System Care). Tất cả đều được quảng cáo với khả năng dọn dẹp sạch sẽ các file thừa và tăng hiệu năng hệ thống.
SlimCleaner and Ccleaner như chúng ta đã biết là các phần mềm miễn phí và rất gọn nhẹ, với dung lượng bộ cài lần lượt vào khoảng 700KB(SimCleaner) và 4MB (CCleaner).. Quan trọng nhất là chúng không đi kèm quá nhiều quảng cáo rườm rà hay lời mời chào các sản phẩm khác của hãng (sản phẩm của Iobit là một ví dụ điển hình cho cách mời chào phiền phức này). Ashampoo WinOptimizer, là ứng cử viên với nhiều chức năng và giao diện phức tạp nhất, cũng đồng thời có dung lượng lớn nhất (bộ cài 16.9MB khi chưa được giải nén), theo sau là COMODO System Utilities. PC Booster có vẻ lại chỉ là một chiêu “mời chào” không mấy tử tế của hãng sản xuất, khi mà với dung lượng 2.7MB bản miễn phí của sản phẩm này chỉ có khả năng xử lý 15/2830 vấn đề của PC mà nó quét ra, phần còn lại được quảng cáo là sẽ được xử lý sau khi khách hàng mua full với giá 35$.
Cơ chế làm việc của các công cụ này không có gì quá khác biệt. Chúng sẽ quét hệ thống của người dùng, tìm kiếm các file cũ hoặc không cần thiết để loại bỏ, tiết kiệm dung lượng cũng như thời gian xử lý khi hệ thống cần tìm kiếm gì đó. Các key thừa trong registry cũng được xử lý tương tự. Ashampoo thì tiến xa hơn một chút với khả năng tự động kiểm tra các phần mềm cũng như dịch vụ được khởi động cùng Windows và tối ưu chế độ khởi động cho các thành phần này. Các phần mềm khác tuy cũng có chức năng cho phép người dùng tinh chỉnh các thành phần sẽ được khởi động cùng Windows nhưng mọi thay đổi sẽ cần thực hiện thủ công.
Hệ thống dùng để thử là máy Sony VAIO Tap 20 chạy Windows 8, đã qua vài tháng sử dụng và chưa được dọn dẹp, tối ưu lần nào. Cấu hình tầm trung của máy gồm CPU Intel Core i5-3317U 1.7GHZ (card đồ họa tích hợp HD 4000) và 4GB RAM, ổ cứng Hitachi 750GB 5400RPM. Sony VAIO Tap 20 được hãng cung cấp kèm khả nhiều phần mềm. Trừ phiên bản trial của Kaspersky Antivirus thì các phần mềm này đều được giữ lại và được sử dụng bởi rất nhiều người, chủ yếu để lướt web, xem phim và soạn thảo. Khá nhiều phần mềm Metro cũng đã được cài đặt thêm.
Qúa trình thử nghiệm cũng không có gì phức tạp: tạo một bản sao lưu toàn bộ hệ thống trong tình trạng “lộn xộn” như đã mô tả. Chạy bài test Productivity của PCMark 7, ghi lại thời gian boot Windows bằng BootRacer sau đó sử dụng 1 trong các công cụ quét dọn và chạy lại các bài test trên. Cuối cùng là recover lại toàn bộ về trạng thái lộn xộn trước đó để ứng cử viên tiếp theo tiếp tục ra tay dọn dẹp.
Trừ ngoại lệ là COMODO System Utilities gặp trục trặc khi chạy Windows 8, hiệu năng của hệ thống sau khi chạy các phần mềm tham gia thử nghiệm dường như .. không được cải thiện là bao. Trừ việc sau khi Ashampoo WinOptimizer tự động tinh chỉnh các phần mềm và dịch vụ khởi động cùng Windows, boot time có cải thiện đôi chút; còn lại các thông số benchmark khác sau khi tiến hành dọn dẹp đều chỉ tăng rất ít thậm chí là… giảm. Như chúng ta có thể thấy trong bảng thống kê (Với Stock System = hệ thống đã được sử dụng vài tháng như đã mô tả ở trên, không phải Windows mới tinh).
Ccleaner “dọn” được nhiều file hơn các đối thủ một chút, nhưng cũng không có gì đáng kể. Không rõ vì lí do gì mà Ashampoo quyết định để phần mềm của mình tắt hai dịch vụ quan trọng là Touch KeyBoard và Handwriting Panel trên máy của người dùng, điều sẽ khiến cho trải nghiệm cảm ứng trên các máy Windows 8 mới kém đi rất nhiều. Còn PC Booster bản miễn phí tự ý hẹn giờ để pop-up mời chào mua bản full hiện lên làm phiền người dùng, gây rất nhiều khó chịu.
Nhìn chung, khi không có khác biệt gì lớn trong khả năng quét file, cải thiện hệ thống giữa các phần mềm nặng nề, trả phí và các phần mềm miễn phí. Những giải pháp đơn giản gọn nhẹ như Ccleaner hay SlimCleaner sẽ là tối ưu cho những ai có nhu cầu và tần suất sử dụng bình thường, với các tác vụ nhẹ nhàng như lướt web, xem phim hay soạn thảo văn bản. Việc có chỉ vừa đủ các chức năng cần thiết cũng khiến hai phần mềm này có giao diện đơn giản hơn khá nhiều. Nhìn chung, với sức mạnh phần cứng hiện nay thì nếu chỉ sử dụng bình thường chúng ta sẽ khó mà thấy được thay đổi gì quá lớn giữa một hệ thống sạch và một hệ thống chưa được quét file rác. Nếu chỉ đơn giản là muốn giữ cho các thư mục của mình được sạch sẽ hay tiết kiệm đôi chút dung lượng, người dùng nên tránh xa các công cụ sớm gặp trục trặc như COMODO System Utilities hay những loại gán mác freeware nhưng liên tục mời chào mua bản premium như PC Booster.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng