Các phi hành gia của NASA đã chụp được những bức ảnh cực quang tuyệt vời từ Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS
Mới nhìn vào, bạn có thể nghĩ đây chỉ là một thủ thuật Photoshop. Tuy nhiên, Kỹ sư Bay của đoàn thám hiểm thứ 52 thuộc NASA Jack Fischer đã chộp được khoảnh khắc hiếm có này từ Trạm Vũ trụ Quốc tế. Bức hình cho ta thấy những ánh sáng đêm lung linh của hiện tượng cực quang từ điểm quan sát của anh trong mô-đun vòm của Trạm Vũ trụ Quốc tế vào ngày 19 tháng Sáu, 2017.
Jack Fischer của NASA đã chộp được bức ảnh tuyệt vời này từ mô-đun vòm của Trạm Vũ trụ Quốc tế vào ngày 19 tháng Sáu, 2017. Trong hình cũng là hệ thống năng lượng mặt trời của trạm, tạo cho bức ảnh một cảm giác như đến từ thế giới khác
Bức hình được công bố khi các phi hành gia của NASA Jack Fischer và Peggy Whitson ăn mừng ngày Quốc khánh Mỹ (4/7) từ hơn 402 km xa khỏi bề mặt Trái đất tại Trạm Vũ trụ Quốc tế.
Fischer chia sẻ một tấm hình của bọn họ trên mạng xã hội và nói, “Đôi khi chúng tôi cũng gặp khó khăn trong việc đứng thẳng, nhưng chúng tôi không hề có vấn đề gì với việc thể hiện niềm tự hào nước Mỹ của mình—Chúng mừng ngày mùng 4 tháng Bảy!”
Hiện tượng cực quang chỉ xảy ra khi các hạt năng lượng mặt trời va chạm với từ trường của Trái đất. Các hạt bị giữ lại xung quanh Trái đất được gia tốc rất nhanh.
Các hạt này được phóng xuống tầng khí quyển ngoài của Trái đất, ở độ cao 60 tới 250 dặm (100 tới 400 kilomét), ở đó chúng kích thích các phân tử oxi và nitơ và giải phóng các hạt photon ánh sáng.
Kết quả nhận được là các mảng ánh sáng mềm mại lượn sóng trên bầu trời đêm này.
Chỉ một vài giờ sau thời khắc đông chí của năm nay, những người dân ở miền bắc Canada đã được chứng kiến một màn trình diễn cực quang khó quên.
Hiện tượng này đã được một vệ tinh của NASA chụp lại bằng hồng ngoại, khi bầu trời xung quanh khu vực đó đang sáng lên.
Cực quang, xuất hiện vào ngày 22 tháng 12, hiện ra trong bức ảnh như một đám mây bay lượn mềm mại đang tỏa sáng.
Các phi hành gia của NASA Jack Fischer và Peggy Whitson ăn mừng ngày mùng 4 tháng 7 từ hơn 402 km xa khỏi bề mặt Trái đất tại Trạm Vũ trụ Quốc tế
Tàu vũ trụ Suomi NPP của NASA đã chụp được bức ảnh hiện tượng cực quang trên bầu trời British Columbia, Alberta, Alberta, Saskatchewan, Manitoba, Nunavut, và các địa hạt phía Tây Bắc Canada.
Vệ tinh đã chụp được các hình ảnh từ độ cao 512 dặm (824 kilômét) so với bề mặt Trái đất, sử dụng Bộ cảm biến phổ kế hình ảnh hồng ngoại hữu hình (VIIRS).
Trong một lời công bố trên website của mình, NASA đã nói rằng: “Chỉ một vài giờ sau thời điểm đông chí, một khối các hạt năng lượng từ Mặt trời đã đâm vào từ trường xung quanh Trái đất.
Hiện tượng Cực quang Borealis tuyệt đẹp được ghi lại từ không gian với độ phân giải Ultra-High.
Luồng gió Mặt trời rất mạnh đã tạo nên một màn trình diễn cực quang trên bầu trời miền Bắc Canada.”
Vào tháng Tư năm nay, NASA đã công bố một video timelapse với độ phân giải ultra-high 4K của cực quang Borealis và Australis như được nhìn thấy từ độ cao 250 dặm so với bề mặt Trái đất.
“Harmonic đã sản xuất chương trình này dành riêng cho TV UHD của NASA, sử dụng các đoạn timelapse từ Trạm Vũ trụ Quốc tế, cho ta thấy cả cực quang Borealis và cực quang Australis,” NASA viết.
Trong khi các phi hành gia trên trạm vũ trụ thường có cơ may được thưởng lãm những bữa tiệc ánh sáng kỳ vĩ được tạo nên bởi cực quang từ góc nhìn rất hiếm có của mình, bản thân họ thường cũng đang nằm trên đường chân trời của Trái đất.
Vào tháng Tư năm nay, NASA đã công bố một video timelapse với độ phân giải ultra-high 4K của cực quang Borealis và Australis như được nhìn thấy từ độ cao 402 dặm so với bề mặt Trái đất.
Trong khi các phi hành gia trên trạm vũ trụ thường có cơ may được thưởng lãm những bữa tiệc ánh sáng kỳ vĩ được tạo nên bởi cực quang từ góc nhìn rất hiếm có của mình, bản thân họ thường cũng đang nằm trên đường chân trời của Trái đất.
Vào tháng Hai, ánh sáng màu xanh, được tạo ra bởi những hạt tích điện được phóng đi bởi Mặt trời tương tác với các nguyên tử khí gas trong bầu khí quyển, ngay trên quỹ đạo của trạm vũ trụ
Những hình ảnh tuyệt đẹp của Cực quang Borealis trên bầu trời Bắc Mỹ vào năm 2012.
Thế nhưng vào tháng Hai, ánh sáng màu xanh, được tạo ra bởi những hạt tích điện được phóng đi bởi Mặt trời tương tác với các nguyên tử khí gas trong bầu khí quyển, ngay trên quỹ đạo của trạm vũ trụ.
Thiếu tá Tim Peake đã chộp được khoảnh khắc tuyệt đẹp này trong khi trạm vũ trụ đang đi qua lớp sương mù màu xanh bằng cách chụp ảnh qua cửa sổ.
Khi đăng bức ảnh lên Twitter, ông đã mô tả cực quang giống như một “làn sương xanh dày đặc tuy có phần đáng sợ nhưng đẹp vô cùng.”
Chỉ một vài giờ sau thời khắc đông chí của năm nay, những người dân ở miền bắc Canada đã được chứng kiến một màn trình diễn cực quang khó quên. Hiện tượng này đã được một vệ tinh của NASA chụp lại bằng hồng ngoại, khi bầu trời xung quanh khu vực đó đang sáng lên.
Thiếu tá Tim Peake đã chộp được khoảnh khắc tuyệt đẹp này trong khi trạm vũ trụ đang đi qua lớp sương mù màu xanh bằng cách chụp ảnh qua cửa sổ.
Ngoài vẻ đẹp kỳ vĩ của mình, sự xuất hiện của cực quang cũng giúp các nhà khoa học có thêm các thông tin chi tiết về hành vi của Mặt trời.
NASA nói: “Những ánh sáng nhảy múa của cực quang đem đến cho chúng ta một màn trình diễn vĩ đại từ mặt đất, nhưng cũng đồng thời thu hút được trí tưởng tượng của các nhà khoa học, những người đang nghiên cứu năng lượng và các hạt đến từ Mặt trời.
“Cực quang là một hiệu ứng của những hạt năng lượng như thế, chúng có thể tăng tốc vượt ra khỏi Mặt trời, cả trong luồng gió Mặt trời và cả từ những hiện tượng phun trào được biết đến với cái tên giải phóng vật chất cực quang (CME).”
Bạn có biết Cực quang nghĩa là gì không? NASA sẽ giải thích ở đây.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng