Các robot chiến đấu biết đi như người sắp trở thành sự thật

    ryankog,  

    Một báo mới của các nhà khoa học thuộc Phòng nghiên cứu Quân đội Hoa Kỳ cho thấy một ngày nào đó robot chiến tranh có thể trở thành hiện thực.

    Một nghiên cứu mới từ các nhà khoa học của Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Quân đội Hoa Kỳ (ARL) cho thấy không gì có thể ngăn quân đội Mỹ sản xuất các robot chiến đấu có thể bước đi như con người — ít nhất là từ góc độ sức mạnh. Nghiên cứu cho thấy cấu trúc của đôi chân về cơ bản có cùng một lượng sức mạnh như bánh xe bánh xích, vì vậy không có gì bất lợi khi sử dụng chúng.

    Trong nghiên cứu PLoS ONE, các nhà khoa học cho biết cả hệ thống chuyển động nhân tạo và sinh học — bao gồm các phương tiện từ 1 gram đến 35 tấn — đều có yêu cầu năng lượng xấp xỉ như nhau để di chuyển một đơn vị khối lượng trên đất liền. Động vật sử dụng chân hoặc máy móc dùng bánh xe hoặc bánh xích sử dụng cùng một lượng năng lượng.

    Các robot chiến đấu biết đi như người sắp trở thành sự thật - Ảnh 1.

    Nghiên cứu sử dụng một thứ gọi là Công thức Heglund, ước tính năng lượng cần thiết cho chuyển động của động vật, làm cơ sở. Công thức này cho thấy sự nhất quán đáng kể giữa các loài động vật lớn và nhỏ trên cạn, nhưng không bao gồm các phương tiện nhân tạo trên cạn. Nghiên cứu phát triển dựa trên công thức ban đầu để áp dụng cho các phương tiện do con người thiết kế và chế tạo, sử dụng các loại đầu máy khác nhau.

    Vì vậy, từ góc độ sức mạnh, các kỹ sư đã “bật đèn xanh” cho việc thiết kế những cỗ máy chiến tranh biết đi lên đến 35 tấn (đối với bất cứ thứ gì trên 35 tấn, chúng sẽ cần một công thức khác). Một robot chiến đấu đi bằng bốn chân, như ED-209 từ Robocop hoặc một robot từ vũ trụ Gundam, sẽ sử dụng lượng năng lượng tương đương với một chiếc xe tăng M1A2 Abrams.

    Các robot chiến đấu biết đi như người sắp trở thành sự thật - Ảnh 2.

    Robot thực thi pháp luật tự hành ED-209 từ bộ phim Robocop năm 1987.

    Các phương tiện chiến đấu có chân có một số ưu điểm hơn xe có bánh xích và bánh xe. Ví dụ, một phương tiện có chân có thể đi xuống những ngọn đồi dốc dễ dàng hơn hoặc vượt qua những cánh đồng đầy đá tảng hoặc những địa hình rất gồ ghề khác. Người điều khiển ngồi ở vị trí cao hơn các phương tiện chiến đấu thông thường, giúp họ có tầm quan sát tốt hơn.

    Các robot chiến đấu biết đi như người sắp trở thành sự thật - Ảnh 3.

    Tuy nhiên một chiếc xe chiến đấu sẽ không thực sự thường xuyên gặp phải con đường dốc hoặc có nhiều đá tảng. Mặt khác, vị trí ngồi cao hơn có thể cho tầm nhìn rộng trên chiến trường, nhưng kẻ thù cũng sẽ phát hiện ra nó từ khoảng cách xa hơn một chiếc xe tăng chiến thấp. Ngoài ra, chân tập trung trọng lượng của xe vào một khu vực tương đối nhỏ, trái ngược với bánh xích xe tăng, khiến chúng dễ bị kẹt.

    Bản thân tác giả chính của nghiên cứu cũng không khuyến khích hiện thực hóa ý tưởng về những robot chiến đấu cỡ lớn như AT-AT của Star Wars. Tác giả Alexander Kott  nói với Forbes: “Tôi nghi ngờ tính thực tế của những cỗ máy lớn có chân, ngoại trừ trong những bối cảnh chuyên môn hóa cao.”

    Tham khảo: Popularmechanics

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày