Các ứng dụng miễn phí không miễn phí như bạn nghĩ
Dưới đây là lý do vì sao bạn thường nghe người ta "Không có bữa trưa nào miễn phí" và "Tiền nào của đó."
Chúng ta đều yêu thích các ứng dụng trên di động nhưng ý nghĩ về việc phải trả tiền cho ứng dụng nào đó có thể làm chùn tay không chỉ một hai người, mà thậm chí có thể lên đến hàng nghìn khách hàng. Lúc này các ứng dụng miễn phí dường như trở thành cứu cánh cho sở thích của người dùng. Nhưng các ứng dụng này có thực sự miễn phí như tên gọi của chúng không?
Đây là điều cơ bản bạn cần nhớ: người viết ứng dụng cũng phải kiếm sống chứ? (nghe có vẻ điên rồ nhưng đúng). Điều đó có nghĩa là công việc nặng nhọc mà họ đang làm sẽ phải tạo ra lợi nhuận theo cách nào đó.
Trong khi việc đặt một hai quảng cáo ở đâu đó trong ứng dụng dường như không phải vấn đề lớn khi bạn được một ứng dụng tuyệt với chỉ với 0 USD, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy mô hình kinh doanh này đang ảnh hưởng đến những trải nghiệm trên di động của bạn lớn hơn nhiều những gì chúng ta tưởng.
Hy vọng sau khi đọc những điều ảnh hưởng dưới đây, bạn sẽ cân nhắc lại việc bỏ ra 1 2 USD để mua ứng dụng với việc sử dụng miễn phí.
Những quảng cáo gây phiền nhiễu
Hãy bắt đầu với điều cơ bản nhất – không ai thích các quảng cáo cả. Nhưng chúng ta vẫn chấp nhận chúng như một sự đánh đổi đáng giá cho việc không phải bỏ tiền ra mua các ứng dụng, tuy nhiên, rõ ràng không ai trong số chúng ta hạnh phúc vì điều đó. Tôi sẽ không bao giờ hoàn thành trò chơi Color Switch nếu không bỏ tiền ra, và đó là lúc tôi nghĩ: “Quảng cáo Piano Tiles 2 trông tuyệt đấy. Thực sự đáng để thử thay vì phải thua trong vòng đấu này.”
Ứng dụng miễn phí có thể còn đắt hơn
Cũng về chủ đề này, có lẽ chúng ta nên biết thêm về toàn bộ mô hình kinh doanh ứng dụng miễn phí này. Đúng, bạn có thể qua một vài bài Candy Crush miễn phí, nhưng hãy nhớ rằng các trò chơi này thực sự rất gây nghiện. Do vậy nếu bạn muốn chơi tiếp và vượt qua nhiều vòng đấu hơn nữa? Rõ ràng bạn phải bỏ tiền ra cho trò chơi đó.
Và bạn sẽ không phải là người duy nhất bị buộc phải trả tiền theo cách đó. Trong năm 2014, một mình trò chơi Candy Crush Saga đã kiếm được 1,3 tỷ USD, tất cả đều từ các giao dịch trả tiền trong ứng dụng. Chúng ta đã nghe nhiều các câu chuyện về những người chơi đã chi ra hàng trăm USD cho một trò chơi. Vậy mà sau đó họ lại than phiền về việc tựa game Final Fantasy tính phí 15 USD với mỗi người dùng.
Quảng cáo làm tốn pin điện thoại của bạn
Có thể bạn cho rằng đó chỉ là một banner quảng cáo hay một màn hình sáng lên trong khoảnh khắc, nhưng trên thực tế nó có thể làm hao hụt không ít dung lượng pin của bạn. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi các trường Đại học Nam California USC, Học viện Công nghệ Rochester RIT và Đại học Queen’s của Canada cho thấy, các ứng dụng với quảng cáo sử dụng nhiều năng lượng hơn 16% so với các ứng dụng khác. Điều này tương đương với trung bình từ 2,5 đến 2,1 tiếng sử dụng mỗi ngày bị ném qua cửa sổ.
Lúc này chúng ta sẽ lại phải bỏ tiền ra mua những viên pin lớn hơn cho điện thoại, hay sử dụng các chế độ tiết kiệm pin như Doze Mode, mà lại quên mất không gỡ bỏ các quảng cáo đang làm phiền mình.
Liệu quảng cáo có làm điện thoại chậm hơn
Điện thoại luôn chạy rất tốt khi chúng vừa mới được sử dụng, nhưng bằng cách nào đó, chúng chậm dần theo thời gian. Điều này có thể do rất nhiều nguyên nhân nhưng dường như một trong những khuyết điểm ẩn giấu đằng sau đó là các quảng cáo trong ứng dụng. Vẫn theo một nghiên cứu trên, các quảng cáo trong ứng dụng này có thể làm các CPU chạy chậm hơn 48%, sử dụng đến hơn 22% bộ nhớ cũng như hơn 56% sức mạnh của bộ xử lý.
Ném các gói dữ liệu quý giá xuống cống
Chúng ta luôn trân trọng các gói dữ liệu của mình. Mặc dù một vài người có thể vẫn đang tận hưởng các gói dữ liệu khổng lồ lên đến nhiều GB, nhưng phần lớn người dùng chúng ta thì không như vậy. Và ngay cả khi bạn có được gói dữ liệu không giới hạn, các dữ liệu tốc độ cao của bạn vẫn có thể bị cạn kiệt nếu bạn không kiểm soát được cách sử dụng của mình. Điểm mấu chốt là bạn không muốn sử dụng các dữ liệu không cần thiết nếu bạn có thể tránh được nó.
Đó là điểm quan trọng. Các quảng cáo hầu như không bao giờ giống nhau, điều đó có nghĩa là thông tin này phải được tải xuống mỗi khi có quảng cáo mới, trái ngược với việc lưu thông tin trên bộ nhớ đệm để sử dụng khi cần thiết. Các nghiên cứu cho thấy rằng các ứng dụng với quảng cáo đi kèm làm thất thoát dữ liệu của bạn trung bình đến 79% so với các ứng dụng khác. Đôi khi có thể đến 100% phụ thuộc vào cách sử dụng của bạn và tùy từng ứng dụng cụ thể.
Điều này thật điên rồ. Bạn có thể giảm lượng dữ liệu tải xuống hàng tháng nếu ứng dụng của bạn không hiển thị quảng cáo nữa.
Chất lượng ứng dụng
Hiện đang có hơn 1,6 triệu ứng dụng trên cửa hàng Play Store của Google, với hơn một nửa trong số đó là các ứng dụng vớ vẩn. Đó là điều tất yếu. Không nhà phát triển nào muốn làm thêm những việc khó khăn để ứng dụng mượt mà và chất lượng hơn nếu họ không nhận được phần thưởng xứng đáng phải có. Nếu đó là một ứng dụng trả tiền, nhà phát triển sẽ tiếp tục làm cho ứng dụng trông đẹp mắt và hoạt động hoàn hảo để có thêm khách hàng.
Tổng kết
Vậy bạn đã thấy rồi đấy, có rất nhiều lý do để móc hầu bao ra và tiêu một USD cho ứng dụng mà bạn muốn, và thoát khỏi mô hình ứng dụng miễn phí này bất kỳ lúc nào có thể.
May mắn là, nhiều nhà phát triển đang đưa ra các lựa chọn để bạn có thể trả phí và loại bỏ các quảng cáo trong ứng dụng. Nếu không, bạn luôn có thể khiếu nại về nhà phát triển ứng dụng đó và yêu cầu đặc quyền này của mình. Vấn đề không chỉ là về tiền, mà các cách thức kiếm tiền từ ứng dụng như vậy có thể phá hỏng trải nghiệm của chúng ta.
Tham khảo AndroidAuthority
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng