Các vườn ươm có thật sự cần thiết cho sự thành công của startup?

    PV,  

    Được nhận vào các Incubator (Vườn ươm) đối với nhiều startup là một cơ hội tuyệt vời để phát triển và có được nhiều sự hỗ trợ quý báu.

    Các vườn ươm có thật sự cần thiết cho sự thành công của startup?

    Nhiều "hạt mầm" từ xuất phát từ những vườn ươm công nghệ sẽ làm được một điều gì đó tuyệt vời.

    Nhưng vô hình chung, những thông tin như vậy lại khiến những ai đang khởi nghiệp có cảm giác là mỗi startup đều phải đi qua giai đoạn "ươm mầm" tại các vườn ươm mới có thể thành công. Điều đó có thể tạo ra áp lực rằng ý tưởng của bạn phải là thứ gì đó hiệu quả trong mắt vườn ươm công nghệ, nếu không, có thể nó sẽ thất bại.

    Vậy thực tế thì sao?

    Các vườn ươm có giá trị của mình

    Ai cũng biết rằng một vườn ươm có thể giúp một startup phát triển nhanh chóng. Ella Dyer, cựu học viên của Springboard Enterprises, the Startup Chicks Accelerator và Venture Atlanta nói rằng: "Ngay khi thắng vòng tuyển chọn hàng năm, ta sẽ được tham gia vào chương trình huấn luyện/tư vấn 4 tháng để được học hỏi và chia sẻ những kiến thức giá trị nhằm giúp một startup thành công. Trong suốt chương trình, ta còn có thể giao tiếp và kết nối với các nhà lãnh đạo hàng đầu trong ngành, những người có thể sẽ trở thành nhà tư vấn thân thiết hoặc nhà đầu tư vào startup của ta"

    Nhiều startup khi tham gia vào các vườn ươm chỉ với mong muốn kết nối như Dyer bởi vì những mối quan hệ đó sẽ mang lại còn nhiều thứ hơn là vốn đầu tư. Dyer lưu ý rằng: "Vườn ươmcung cấp rất nhiều loại hỗ trợ. Ngay từ khi tham gia chúng tôi đã biết mình cần phải tìm gặp ai khi gặp vấn đề về thuế hay luật..." Ngoài ra, Dyer còn nêu thêm một số lợi ích mà cô đã có từ vườn ươm: "Khi chia sẻ ứng dụng đầu tiên của mình, FashionAde, với cộng đồng to lớn của Startup Chicks, chúng tôi lập tức có người dùng, phản hồi từ họ và nhiều sự hỗ trợ khác nữa." Nói chung, Dyer thấy các vườn ươm có giá trị rất lớn và là chìa khóa dẫn tới sự thành công của cô.

    Nhưng một vườn ươm có phải là một điều kiện cần để các startup thành công?

    Từ ngoài nhìn vào, bạn có thể thấy một vườn ươm làm rất tốt một số thứ như kết nối bạn với nhà đầu tư và hướng dẫn bạn đi qua quy trình thành lập một doanh nghiệp. Với dịch vụ đó, hầu hết các vườn ươm đều lấy một số phần trăm hoa hồng từ startup. Ngoài ra cũng có một số lợi ích khác như khi một startup vô danh tham gia vào một vườn ươm nổi tiếng như Y Combinator, nó lập tức được giới truyền thông chú ý, ít nhất là online. Sự chú ý đó có thể giúp một doanh nghiệp mới toanh thay đổi nhanh chóng.

    Nhưng nếu startup của bạn không cần các dịch vụ mà vươn ươm cung cấp? Nếu bạn có thể tự mình duy trì startup? Với những startup như thế thì thật không có lý do gì để họ tham gia vào một vườn ươm. Thêm nữa, khi không tham gia vào vườn ươm thì bạn lại được toàn quyền quản lý công ty của mình.

    Các vườn ươm thường tìm kiếm những mô hình kinh doanh cụ thể ở các startup vì chỉ có thế thì các startup đó mới có thể phát triển nhanh chóng và tạo ra lợi nhuận lớn cho khoảng đầu tư của vườn ươm. Hệ quả là các vườn ươm thường xem xét rất kỹ hồ sơ của các startup nên vô hình chung tạo ra một rào cản đối với các startup non trẻ. Đặc biệt là nếu bạn đang tạo ra thứ gì đó mới mẻ, có thể bạn sẽ không được nhận vào một vườn ươm nào đó dù đó thật sự là một ý tưởng tuyệt vời. Nói cho cùng thì các vườn ươm không hề bảo thủ, chỉ là họ ưu tiên những hình thái startup mà mình đã từng thấy qua mà thôi.

    Vườn ươm - được thì tốt, tự thân vận động cũng không sao

    Chúng ta nên khẳng định trong đầu rằng các vườn ươm là một lựa chọn có-cũng-tốt mà không-có-cũng-chẳng-sao. Điều đó sẽ giúp bạn loại bỏ được tư tưởng phải được một ai đó chấp nhận và giúp đỡ. Phải nhớ bạn đang tạo ra sản phẩm để phục vụ cho khách hàng của mình, chứ không phải để thuyết phục các vườn ươm.

    Vườn ươm công nghệ: Là một tổ chức hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, biến những ý tưởng công nghệ khả thi thành sản phẩm định hình, sau khi ươm tạo đầu ra có thể là dịch vụ hoặc sản phẩm công nghệ. Vườn ươm sẽ hỗ trợ và bổ sung những kiến thức, kỹ năng và nguồn lực cần thiết để doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển vững mạnh. Ươm tạo là giai đoạn trước của đầu tư mạo hiểm. Để tìm được các nhà đầu tư mạo hiểm doanh nghiệp thường phải có từ 1 - 2 năm hoạt động kinh doanh tương đối thành công (nghĩa là sản phẩm được chấp nhận trên thị trường, có kế hoạch kinh doanh cụ thể, rõ ràng, và hấp dẫn).

    Một số Vườn ươm công nghệ hiện nay như Skynet.vn, 5Desire.com, Savvi...vẫn thường xuyên tổ chức những hoạt động thiết thực nhằm kết nối và hỗ trợ cho startup.

    Theo Readwriteweb
    Action

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày