Các yếu tố làm ảnh hưởng đến tốc độ game và cách khắc phục

    SPIDEY,  

    (GenK.vn) - Đối với các game thủ, khái niệm lag đã không còn xa lạ gì. Đó là tình trạng game chạy chậm đi, và bạn sẽ gặp nhiều phiền toái khi chơi game. Thế là bạn bỏ tiền, nâng cấp máy tính mạnh hơn nữa, nhưng game vẫn còn lag. Vậy thực hư là như thế nào?

    Hầu hết những ai chơi game đều trải qua cái cảm giác hình ảnh bị giật, mọi thứ trong game di chuyển chậm chạp,... và bạn gọi chung một từ là lag. Khi chơi game, nếu máy tính bạn không đủ mạnh, hay đường truyền mạng yếu, server không ổn định,... bạn thường thấy game lag. Bạn tìm hiểu nhiều giải pháp khắc phục, máy tính bạn trang bị cấu hình mạnh nhưng game vẫn lag. Vậy nguyên nhân là do đâu? Làm sao để khắc phục? Bạn đã bị nhầm lẫn bởi hai khái niệm lag và sụt khung hình.Nhìn thoáng qua, cả hai đều có "triệu chứng" giống nhau là giật hình ảnh,... nhưng về bản chất, đây là hai vấn đề khác nhau với các nguyên nhân khác nhau, nên giải pháp khắc phục cũng khác nhau.

    Lag thường xảy ra với chế độ chơi online, còn sụt khung hình thường xảy ra với chế độ offline.

    Lag thường xảy ra với chế độ online, còn sụt khung hình thường xảy ra với chế độ offline.

    Sụt khung hình là do máy tính có vấn đề

    Để đánh giá một game nào đó, hoặc đánh giá hiệu năng của máy tính, người ta thường dựa vào tỉ lệ khung hình trên mỗi giây (fps hay f/s). Khi tỉ lệ này cao thì hình ảnh của game sẽ chuyển động mượt mà hơn, và ngược lại, nếu fps thấp thì hình ảnh chuyển động chậm hơn, có cảm giác giật giật.

    Nếu fps thấp một mức vừa phải, khoảng 20 - 30 fps, có thể bạn sẽ cảm thấy game chạy chậm hơn, nhưng cũng chơi được. Nếu thấp hơn 20, game sẽ chạy rất chậm, bạn sẽ thấy rất khó chơi. Mọi thao tác từ bàn phím, chuột,... game đều xử lý rất chậm. Nguyên nhân là do máy tính bạn có vấn đề. Có thể là do cấu hình máy bạn không đủ mạnh để đáp ứng game đó, hay là bạn chạy quá nhiều chương trình dẫn đến thiếu bộ nhớ RAM,…

    Để game chạy tốt hơn, bạn nên để trống ít nhất 1GB bộ nhớ RAM. Những game nặng hơn cần phải để trống ít nhất 2GB RAM.

    Để game chạy tốt hơn, bạn nên để trống ít nhất 1GB bộ nhớ RAM. Những game nặng hơn cần phải để trống ít nhất 2GB RAM.

    Các vấn đề liên quan đến mạng không gây ra tình trạng sụt giảm khung hình. Nếu tỉ lệ khung hình thấp, đây không phải là lag, mà là do máy tính bạn không có "bám theo" kịp được game. Để game xử lý nhanh hơn, bạn cần một chiếc card đồ hoạ mạnh hơn, cần nhiều RAM hơn hay cần một bộ vi xử lý tốt hơn.

    Tuy nhiên, cấu hình cao không có nghĩa là game sẽ chạy nhanh hơn. Tình trạng “nghẽn cổ chai” là nguyên nhân chính gây ra vấn đề này. Chẳng hạn như CPU của bạn yếu hơn VGA, ví dụ như bạn dùng chip Dual Core nhưng lại dùng VGA xịn hơn NVIDIA GTX 650 Ti. CPU Dual Core chỉ có hai nhân, nên việc dựng "kịch bản" của game sẽ chậm hơn Core i3, và VGA sẽ phải chờ nhận kịch bản rồi mới tiếp tục nhiệm vụ "dựng hình ảnh", kéo theo hiệu năng giảm theo. Để cải thiện tốc độ, bạn nên sử dụng một bộ vi xử lý trên 4 nhân thì sẽ tốt hơn.

    Một card đồ họa mạnh đi với một CPU mạnh sẽ là một lựa chọn lý tưởng để chơi game.

    Một card đồ họa mạnh đi với một CPU mạnh sẽ là lựa chọn lý tưởng để chơi game.

    Bạn có thể làm một “thí nghiệm” nho nhỏ để kiểm chứng mức độ “nghẽn cổ chai” là như thế nào. Dựa vào chế độ quản lý năng lượng của Windows, người viết tiến hành thử nghiệm với game Batman Arkham Origins ở độ phân giải 1024& 768, mọi thiết lập đều đưa về mức thấp nhất, sử dụng phần mềm Frap để đo.

    Khi ở chế độ High Performance, xung nhịp CPU cao nhất ở mức 1.97GHz (người viết đã giới hạn xung nhịp ở mức 1,97Ghz để đảm bảo chip tỏa nhiệt ít hơn), game sẽ chạy mượt hơn (fps vào khoảng 50 - 60) tùy vào khung cảnh.

    Khi chuyển qua chế độ Balanced, game chạy chậm hơn một chút nhưng bạn rất khó cảm nhận được, fps khoảng 40-30. Nhưng nếu bạn chuyển qua Power Saving, game sẽ chạy chậm hơn rất nhiều, fps chỉ khoảng 25-30.

    Đây là một minh chứng cho tình trạng “nghẽn cổ chai” ở CPU, ở đây là nghẽn do xung nhịp CPU thấp.

    Nếu điều kiện kinh tế không cho phép, bạn tránh chạy nhiều ứng dụng khi đang chơi game vì giới hạn tốc độ của ổ cứng. Ổ cứng cơ cũng là một trong những nguyên nhân làm game chạy chậm do bị “nghẽn cổ chai” ở tốc độ. Do đó, bạn hãy để ổ cứng chỉ tập trung xử lý game thôi. Nếu có khả năng, bạn nên sử dụng SSD để cải thiện hiệu năng.

    Ngoài ra, bạn có thể giảm bớt thiết lập trong game xuống mức thấp hơn để đảm bảo tỉ lệ khung hình duy trì ở mức tốt nhất. Bạn tăng giảm làm sao cũng được, miễn là bạn thấy chất lượng hình ảnh đẹp và fps trên 35-40 là được rồi.

    Nếu bật công nghệ DirectX 11 và PhysX, card đồ họa sẽ làm việc nặng hơn.

    Nếu bật công nghệ DirectX 11 và PhysX, card đồ họa sẽ làm việc nặng hơn.

    Chất lượng hình ảnh sẽ đẹp hơn, nhưng bù lại fps bị tụt nặng, chỉ còn 10 - 20fps do card đồ họa không đủ mạnh.

    Chất lượng hình ảnh sẽ đẹp hơn, nhưng bù lại fps bị tụt nặng, chỉ còn 10 - 20fps do card đồ họa không đủ mạnh.

    Như vậy, FPS bị giảm là do máy tính của bạn, không có liên quan gì đến kết nối mạng.

    Tình trạng lag game là do mạng có vấn đề

    Khác với tình trạng sụt fps, lag do ảnh hưởng của mạng, không có vấn đề gì với máy tính của bạn. Nguyên nhân xảy ra lag chủ yếu là do kết nối mạng giữa máy bạn và máy chủ, hoặc giữa các máy tính với nhau. Khoảng thời gian "giao tiếp" giữa máy chủ đến máy bạn (hoặc trong mạng nội bộ) luôn luôn xảy ra độ trễ. Có thể là do các máy chủ gặp vấn đề, chẳng hạn như họ đang trong quá trình bảo trì hoặc bị nghẽn do quá nhiều người chơi. Cũng có thể do đường truyền mạng yếu. Vị trí bạn sử dụng máy tính so với máy chủ cũng ảnh hưởng rất lớn. Nếu bạn đang ở một vị trí rất xa so với các máy chủ, cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng lag, độ trễ càng cao thì game sẽ lag hơn.

    Lag và fps thấp là hai vấn đề khác nhau. Nếu game của bạn lag, không có nghĩa là fps sẽ sụt. Fps vẫn có thể cao dù game bị lag nặng. Thậm chí bạn chơi game không đòi hỏi cấu hình cao, nhưng vẫn xảy ra lag dù cấu hình máy bạn rất mạnh.

    Rất nhiều nhân vật xuất hiện, chắc chắn sẽ xảy ra độ trễ.

    Rất nhiều nhân vật xuất hiện, chắc chắn sẽ xảy ra độ trễ.

    Chẳng hạn như bạn đang chơi một game hỗ trợ đa người chơi (Multi-Player), bạn cảm thấy game chạy hoàn toàn trơn tru, nhưng những người khác có thể bị đứng im tại chỗ, không nhúc nhích gì hết.

    Khi bạn chơi những game bắn súng online, bạn tự tin nhắm chính xác và bắn trúng một người nào đó, nhưng vẫn có thể trật. Nguyên nhân là vì sao? Vì do độ trễ giữa máy bạn với máy chủ, hoặc giữa các máy tính được kết nối với nhau. Trong thời gian bạn nhắm đến, có thể người khác đã chạy đi, vì độ trễ cao, nên game nhận “tín hiệu” chậm hơn nên kết quả bạn vẫn thấy họ còn đứng đó, nhưng thực ra họ đã đi rồi. Và bạn đã chậm hơn một bước.

    Hoặc trong một tình huống khác, nhân vật của bạn đang full “máu”, không hiểu vì sao tự nhiên “chết” bất đắc kì tử (?). Nguyên nhân cũng do độ trễ. Bạn cứ tưởng rằng nhân vật vẫn còn sung sức, nhưng họ đã nhanh tay hạ gục bạn, “tin tức” này đến trễ hơn một bước nên nhân vật đã ”chết” trước đó rồi.

    Để giải quyết tình trạng lag game, chúng ta thường sử dụng cách giảm ping để giảm độ trễ xuống mức thấp nhất. Bạn cũng có thể áp dụng một số giải pháp khác: nâng cấp đường truyền mạng mạnh hơn, hoặc hạn chế tải phim, ảnh, dữ liệu về máy trong khi đang chơi game. Ngoài ra, bạn nên chọn vị trí có máy chủ đặt gần nhất so với máy tính của bạn.

    Tình trạng sụt khung hình và lag game xảy ra cùng lúc

    Trong một số trường hợp, tình trạng lag game và sụt khung hình vẫn có thể xảy ra cùng lúc.

    Ví dụ như thế này, bạn đang chơi game nhập vai trực tuyến (MMORPG), nhân vật của bạn đang đứng trong một nơi rộng lớn với hàng trăm nhân vật khác chạy xung quanh trên màn hình. Trong tình huống này, có thể bạn sẽ gặp cả hai tình trạng sụt khung hình và lag game.

    Những lúc như thế này, game đòi hỏi CPU, VGA phải mạnh để kịp xử lý hình ảnh, còn server phải tính toán nhanh để kịp trả về.

    Những lúc như thế này, game đòi hỏi CPU, VGA phải mạnh để kịp xử lý hình ảnh, còn server phải xử lý nhanh để kịp trả về các thông tin cho game.

    Một là quá nhiều nhân vật, quá nhiều chi tiết, buộc card đồ họa, CPU phải làm việc nhiều hơn để đáp ứng cho kịp. Nếu CPU, VGA của bạn không đủ mạnh, cũng sẽ làm giảm fps. Hai là đã xảy ra do độ trễ giữa máy bạn với máy chủ, các máy chủ phải “vật lộn” để bắt kịp những gì đã xảy ra tại một vị trí trong cùng một thời điểm. Nếu đường truyền yếu, hay máy chủ xử lý chậm, game sẽ nhận tín hiệu chậm hơn.

    Như vậy, số lượng người chơi càng lớn, xuất hiện càng nhiều trong cùng một thời điểm, tại một vị trí nhất định, là nguyên nhân làm giảm hiệu năng của máy tính và gây ra các vấn đề về mạng.

    Giải pháp để khắc phục cho trường hợp này là bạn nâng cấp máy tính, đồng thời nâng cấp luôn cả đường truyền mạng. Nếu điều kiện kinh tế không cho phép, bạn tránh vừa chạy nhiều chương trình, vừa tải dữ liệu từ trên mạng. Hãy để cho mọi thứ tập trung xử lý game.

    Hiểu được bản chất của hai vấn đề, bạn sẽ tìm ra được nguyên nhân và đưa ra giải pháp tốt nhất cho máy tính bạn. Cấu hình máy tính mạnh nhưng tốc độ mạng chậm, cũng sẽ làm lag game bất cứ lúc nào. Tốc mạng cao nhưng cấu hình máy yếu vẫn có thể xảy ra tình trạng sụt khung hình, làm giảm hiệu năng của game. Do đó, tùy thuộc vào mỗi máy, mọi quyết định đều phụ thuộc vào bạn.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày