Cách Google dưới thời Sundar Pichai thiết lập mục tiêu khác biệt như thế nào với Larry Page
Khác biệt về cách thiết lập mục tiêu tại Google giữa hai vị CEO cho thấy một sự chuyển dịch về văn hóa công ty: từ một startup chuyển thành một tập đoàn công nghệ khổng lồ với đa dạng các sản phẩm.
Ngay từ khi mới thành lập, đứa con tinh thần của Larry Page và Sergey Brin – Google đã nổi tiếng vì dựa vào một hệ thống thiết lập mục tiêu được gọi là các Objective and Key Results (các OKR: các mục tiêu và kết quả chủ chốt) để thực thi nhiều dự án của mình qua các năm.
Hệ thống này được tạo ra bằng việc thiết lập một mục tiêu bao quát và đưa ra 3 đến 5 thông số có thể đạt được trong một khoảng thời gian cố định. OKR đã được một số công ty chấp nhận, và tất cả các công ty này đều sử dụng các mốc thời gian phù hợp với nhu cầu riêng của họ. Dưới sự lãnh đạo của Sundar Pichai, vị CEO thứ ba của công ty, cũng là lần thứ ba Google thực hiện quá trình đó.
Theo cuốn sách "Measure What Matters" của John Doerr, trong những ngày đầu của Google, các mục tiêu được thiết lập hàng quý. Ông Page sau đó đã bổ sung các mục tiêu hàng năm vào trong quá trình đó, vì vậy, mọi nhân viên, từ các kỹ sư cho tới CEO, đều đang làm việc với hai nhóm mục tiêu cùng lúc: các mục tiêu ngắn hạn và các mục tiêu dài hạn. Giờ đây với cương vị là CEO của Alphabet, ông phải đảm bảo các công ty con của mình - bao gồm cả Google - sẽ tiếp tục sử dụng OKR (và ông vẫn viết mục tiêu hàng quý của riêng mình).
Khi Pichai lên nắm quyền tại Google, ông chuyển công ty trở về lại một nhóm mục tiêu bằng cách loại bỏ mục tiêu hàng quý và thay vào đó, là việc thực hiện báo cáo tiến độ hàng quý từ mỗi phòng ban. Hoàn toàn tương tự như các kết quả chủ chốt, nhưng liền mạch hơn.
Cá nhân ông Doerr đã huấn luyện cho Page về những điều cần làm và không cần làm của hệ thống OKR, và cho rằng "các mục tiêu ngắn hạn sẽ thúc đẩy công việc thực tế," và bổ sung thêm rằng "việc rèn luyện tốt nhất có thể theo mục tiêu kép, song song nhau, với các OKR trong ngắn hạn sẽ hỗ trợ cho các OKR hàng năm và các chiến lược dài hạn." Đó cũng chính là chiến lược của Google dưới thời ông Page.
Nhưng dưới thời ông Pichai, các nhân viên được phép tập trung vào một mục tiêu tại một thời điểm, nhiều khả năng quá trình đơn giản hóa này bắt đầu từ khi việc thăng chức của ông trùng khớp với một cuộc đại tu lớn trong công ty, khi 57.000 nhân viên của Google được cho biết rằng, công ty của họ sẽ cấu trúc lại để nằm dưới một công ty mẹ lớn hơn có tên Alphabet.
Với quan điểm của Doerr cho rằng, "mục tiêu OKR tốt nhất là mục tiêu sẽ phù hợp với bối cảnh và văn hóa của công ty bạn."
Vì vậy, một chút khác biệt về cách thức điều hành trên có lẽ là sự phản ánh sự thay đổi văn hóa trong công ty: trong khi ông Page phải điều hành một startup với những nhân viên cần làm nhiều việc khác nhau cùng lúc khi ông lần đầu sử dụng OKR, còn Pichai phải tiếp quản một công ty có cấu trúc mới với một trong những danh mục sản phẩm đa dạng nhất thế giới.
Tham khảo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng