Phần lớn người dùng chưa thực sự rõ về cách tính cước của dịch vụ mới Uber.
Uber đã chính thức có mặt tại TP.HCM và Hà Nội, tạo được sự tò mò từ phía người dùng bởi nhiều ưu điểm so với taxi truyền thống. Khi tôi đặt câu hỏi "Bạn biết gì về Uber?" với một người đồng nghiệp, câu trả lời nhận lại chỉ là những thông tin như xe sang, taxi không biển hiệu và giá cước thấp hơn taxi truyền thống. Tuy nhiên khi hỏi kỹ hơn mức cước của Uber được tính thế nào, đa phần người dùng đều hiểu rất mơ hồ.
Chúng ta thường mặc định đi Uber được xe sang và giá rẻ, liệu có thực sự đúng hay không?
1. Giá cước "mở cửa"
Khi đi taxi truyền thống, chúng ta thường có khái niệm cước "mở cửa", thông thường khoảng 12.000 VNĐ. Khi đi tới km thứ 2 đồng hồ tính tiền mới bắt đầu đếm.
Đối với Uber, khi bạn yêu cầu đặt xe, hệ thống tự động trừ vào tài khoản 5.000đ. Đây là số tiền "cứng" không thể thay đổi và không thể sử dụng. Đồng nghĩa với việc 5.000đ là chi phí gọi xe, không có tác dụng cho 1km đầu tiên như taxi truyền thống.
Bên cạnh đó, nếu bạn đã đặt xe Uber nhưng hủy chuyến, số tiền 5.000đ không được hệ thống hoàn lại.
2. Công cụ tính tiền
Với taxi truyền thống, trên xe luôn luôn có một máy tính số km đã đi và giá tiền dịch vụ, đảm bảo tính chính xác cao vì được tính dựa vào số km thực đã đi. Trong khi đó Uber không sử dụng bất kỳ chiếc máy gắn sẵn nào mà tính quãng đường đi hoàn toàn qua chức năng định vị GPS tích hợp trên điện thoại của tài xế.
Một điều khác, khi đi taxi truyền thống bạn có thể chủ động vấn đề thỏa thuận mức giá với tài xế, ví dụ như các tuyến đi sân bay,... Còn đối với Uber, mức cước hoàn toàn được tính dựa vào ứng dụng (nếu Uber không thông báo có chuyến đặc biệt). Điều này cũng khiến một số người dùng nhầm tưởng và cho rằng Uber không đáng tin khi tự ý "làm giá" với lái xe của Uber. Nên nhớ, Uber là máy tính, không phải người tính.
Một nhận xét khá phiến diện của người dùng về Uber khi không hiểu rõ dịch vụ.
3. Giá cước chuyến đi
Taxi truyền thống hiển thị đầy đủ mức giá, số km đã đi và số tiền tương ứng trên thiết bị gắn tại xe. Đối với Uber có một chút khác biệt. Ngoài chiều dài quãng đường đi, hệ thống tính thêm thời gian bạn đi chuyến đó, nhân với hệ số mà Uber đặt ra, cộng lại sẽ có giá tiền phải trả.
Hiểu một cách đơn giản hơn, nếu đi taxi truyền thồng dù bạn có gặp tắc đường thì giá cước cũng không đổi. Nhưng đối với Uber, nếu gặp tắc đường giá cước sẽ cao hơn do phải tính cả chi phí thời gian di chuyển.
Để giữ cho mức cước hợp lý, giá tiền di chuyển cho mỗi km của Uber thường thấp hơn taxi truyền thống để bù lại vào việc tính cả thời gian di chuyển vào giá tiền.
4. Hệ số tính cước
Trên taxi truyền thống thường có 2 mức giá cước cố định, không có hệ số phụ, đó là:
- Giá mở cửa
- Giá cho mỗi km (tính từ km thứ 2)
Khi dùng Uber, bạn sẽ phải quen với việc tính giá theo hệ số, và thường hệ số này Uber tự áp dụng trong các trường hợp cụ thể mà không thông báo chi tiết.
Ví dụ bạn gọi xe Uber vào giờ tan tầm, đây là thời điểm lượng xe di chuyển đông và hay tắc đường, giá cước gốc sẽ được nhân với một hệ số X nữa để ra giá cuối cùng phải trả. Cũng tương tự với các trường hợp khác, kể cả như khi gọi xe vào khoảng 11 giờ đêm, chúng tôi đã tính được hệ số X ở đây là 1,2.
Hệ số được tính bằng phần mềm "Meter for Uber" khi đi trời mưa. (Ảnh: Biasg)
Phía trên là 4 yếu tố bạn cần biết về cách tính cước của Uber so với taxi truyền thống. Nếu trong điều kiện bình thường, Uber có mức cước rẻ hơn, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, giá cước tùy thuộc vào hệ số phía trên.
>> Lãnh đạo Uber: 'Uber không cần đăng ký vận tải và Uber làm đúng nghĩa vụ thuế tại Việt Nam'
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng