Ở đâu có sự sống, ở đó có cái chết và Thung lũng Silicon cũng như vậy.
Cứ mỗi 1 tỷ USD tiền vốn lại có đến vài startup tan thành mây khói. Ngay cả những startup kỳ lân được đầu tư hàng tỷ USD. Cái chết là điều không thể tránh khỏi. Sự ra đi của ứng dụng nhắn tin Slack đã trở thành tiếng chuông cảnh tỉnh cho những người ngủ mơ trong vẻ chói loá của startup.
Tuy nhiên, năm 2017 đã đi được hơn một nửa chặng đường, chúng ta vẫn viếp tục chứng kiến những startup triệu USD đến tỷ USD sụp đổ. Từ Beepi - sàn giao dịch ô tô cũ cho đến Jawbone - nhà sản xuất thiết bị điện tử, sau đây là danh sách 7 startup tỷ đô đã tuyên bố đóng cửa chỉ trong 6 tháng đầu năm 2017.
1. Beepi: 2013 - 2/2017
Số vốn huy động được: 150 triệu USD
Đỉnh giá trị: 560 triệu USD
Beepi là trang web kết nối giữa người muốn mua và bán xe cũ. Ban đầu được rót vốn 150 triệu USD và có thời điểm đỉnh cao, công ty đạt giá trị vốn hoá lên tới 560 triệu USD. Tuy nhiên tháng 2/2017 trang web này đã buộc phải đóng cửa vì hết tiền. Fair.com và đại lý xe cũ DGDG đã xem xét mua lại Beepi nhưng cuối cùng lại thay đổi quyết định.
2. Quixey: 2009 - 2/2017
Số vốn huy động được: 133 triệu USD
Đỉnh giá trị: 600 triệu USD
Quixey - một công cụ tìm kiếm chuyên về web và ứng dụng điện thoại - đã sa thải hầu hết nhân viên vào cuối tháng 2 vừa qua. Mặc dù đã thay thế vị trí giám đốc điều hành sáng lập Tomer Kagan vào tháng 3/2016, có lẽ Quixey đã không còn hy vọng tạo ra một nguồn doanh thu ổn định và một chỗ đứng trên thị trường.
3. Yik Yak: 2013 - 4/2017
Số vốn huy động đư: 73 triệu USD
Đỉnh giá trị: 400 triệu USD
Yik Yak là ứng dụng nhắn tin ẩn danh dành cho học sinh, sinh viên đã kết thúc 4 năm hoạt động của mình. Với số vốn ban đầu 73 triệu USD và giá trị vốn hoá đã có lúc đạt tới 400 triệu USD, cái chết của Yik Yak chỉ đáng giá 3 triệu USD. Sau một loạt vụ bê bối liên quan, công ty đã chính thức tuyên bố đóng cửa vào ngày 28/4.
4. Maple: 2014 - 5/2017
Số vốn huy động được: 29 triệu USD
Đỉnh giá trị: 115 triệu USD
Maple là công ty cung cấp dịch vụ giao thực phẩm có trụ sở tại New York. Với sự hậu thuẫn của đầu bếp - người sáng lập nhà hàng cao cấp Momofuku - David Chang, Maple đã trở thành một người bạn yêu thích của những người thích ăn uống. Điểm độc đáo trong mô hình của Maple chính là nó bao gồm cả tip và phí giao hàng trong giá đồ ăn và mỗi bữa ăn đều được tặng kèm một chiếc bánh cookie đặc biệt cho những người sành ăn.
Tuy nhiên, vì chi ra quá nhiều tiền cho việc trả lương nhân viên hậu hĩnh và mua thực phẩm cao cấp dẫn đến lỗ, Maple đã phải kết thúc quá trình hoạt động của mình vào tháng 5/2017.
5. Sprig: 2013 - 5/2017
Số vốn huy động được: 57 triệu USD
Đỉnh giá trị: 110 triệu USD
Sprig là công ty chuyên cung cấp bữa ăn chất lượng cao theo yêu cầu có trụ sở đặt tại San Francisco. Mô hình của Sprig có đặc điểm khác biệt là giao hàng nhanh trong 15 phút và tập trung vào thực phẩm có nguồn gốc địa phương. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh này đã sớm chứng tỏ sự không bền vững khi so sánh với các đối thủ trực diện lớn hơn như Seamless.
Trên trang web của Sprig, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Sprig - Gagan Biyani đã viết rằng "sự phức tạp của việc giao đồ ăn trên quy mô lớn là một thách thức".
6. Hello: 2012 - 6/2017
Số vốn huy động được: 40 triệu USD
Đỉnh giá trị: 300 triệu USD
Hello là công ty đứng sau sản phẩm cảm biến theo dõi giấc ngủ Sense được thiết kế để đặt trong phòng của người dùng chứ không phải trên cổ tay của họ. Công ty này đã phải đóng cửa vào tháng 6 vừa qua sau khi không thể tìm được một chủ nhân mới.
Gọi vốn thành công trên Kickstarter và thậm chí tìm được 2 nhà bán lẻ cho Sense là Target và Best Buy, tuy nhiên những điều đó vẫn không đủ để ngăn cản Hello nói lời chào tạm biệt.
7. Jawbone, 1997 - 7/2017
Số vốn huy động được: 1 tỷ USD
Đỉnh giá trị: 3 tỷ USD
Jawbone là nhà tiên phong trong việc cung cấp các thiết bị điện tử đeo tay, tập trung vào tính năng theo dõi sức khoẻ và loa cầm tay. Tuy nhiên, nó đã phải vật lộn với các đơn vị bán hàng. Hôm thứ 5 vừa rồi, Business Insider đã xác nhận rằng Jawbone đang thanh lý tài sản. CEO kiêm người sáng lập Hosain Rahman đã thành lập một công ty mới với tên gọi Jawbone Health Hub.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng