Cái giá phải trả cho "đại nghiệp" của Elon Musk cùng vô vàn người trẻ khác: Làm việc đến kiệt sức, thiếu ngủ trầm trọng
Cái giá phải trả cho "đại nghiệp" của Elon Musk cùng vô vàn người trẻ khác: Làm việc đến kiệt sức, thiếu ngủ trầm trọng
Trong bài phỏng vấn mới đây nhất với The New York Times, Elon Musk đã phải bật khóc khi chia sẻ về lịch làm việc dày đặc đến đáng sợ của mình. Nhà sáng lập và CEO của siêu đế chế Tesla cho biết, năm 2018 đã là năm "khó khăn và đau đớn nhất" trong cuộc đời của ông, khi tổng thời gian làm việc mỗi tuần của Musk lên tới 120 tiếng. Kết quả, CEO Tesla đang phải trả giá bằng cả thể xác lẫn tinh thần.
CEO Tesla đang phải trả giá bằng cả thể xác lẫn tinh thần vì cách làm việc của chính mình.
Thêm vào đó, Musk cũng chia sẻ với tờ The Times rằng ông thường mất ngủ và phải dùng Ambien, một loại thuốc an thần có tác dụng điều trị tạm thời cho các vấn đề liên quan tới giấc ngủ. Điều này đã làm dấy lên mối lo ngại thực sự đối với các thành viên trong ban hội đồng quản trị. Họ cho rằng thuốc ngủ đã thỉnh thoảng dẫn đến những "phiên Twitter đêm khuya" thay vì giúp cho ông ngủ ngon, điển hình như đoạn tweet ngày 7/8 vừa qua về việc tư nhân hoá Tesla.
Dòng tweet lúc 2 rưỡi sáng dành cho tổng biên tập của The Huffington Post
Chứng kiến sự suy sụp và kiệt quệ do làm việc quá sức của vị "Iron Man đời thực", bà Arianna Huffington, người đồng sáng lập và tổng biên tập của The Huffington Post đã viết một bức thư ngỏ gửi tới CEO Tesla, trong cương vị một người bạn hết sức tin tưởng và ủng hộ ông.
Chứng kiến sự suy sụp và kiệt quệ do làm việc quá sức của vị "Iron Man đời thực", bà Arianna Huffington đã viết một bức thư ngỏ gửi tới CEO Tesla vào ngày thứ 6 vừa qua (17/8).
"Elon Musk, anh là một con người vĩ đại, nhưng tầm nhìn và trí óc sáng tạo của anh sẽ không được sử dụng đúng cách nếu như anh không dành đủ thời gian cho bản thân." - bà Huffington chia sẻ trong bức thư của mình. "Mấu chốt không phải là làm việc vất vả, bởi bạn sẽ luôn phải làm việc chăm chỉ để đạt được thành công. Đôi khi chúng ta phải hướng đến sự hiệu quả trong cách làm việc để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất."
Câu trả lời của Elon Musk dành cho bà Huffington tới vào 2 rưỡi sáng chủ nhật (ngày 19 qua một dòng tweet ngắn ngủi, sau khi vị CEO này vừa kết thúc một ca làm việc mệt mỏi tại nhà máy Tesla.
Câu trả lời của Elon Musk dành cho bà Huffington tới vào 2 rưỡi sáng chủ nhật (ngày 19/8) qua một dòng tweet ngắn ngủi.
"Ford và Tesla là 2 công ty ô tô duy nhất ở Mỹ tránh được phá sản" - Musk tweet. "Tôi vừa mới trở về từ nhà máy đây. Cô nghĩ đây là một lựa chọn dành cho tôi sao? Không phải đâu."
Vậy mới biết sự vất vả và gánh nặng đặt trên đôi vai của CEO Tesla lớn như thế nào. Đã khoảng 20 năm trôi qua mà Elon Musk không có nổi một kỳ nghỉ nào kéo dài tới một tuần. Lần gần nhất ông nghỉ là vào năm 2007, khi mắc phải căn bệnh sốt rét.
Ông còn cho biết ngày sinh nhật lần thứ 47 vừa qua (ngày 28/6), là một trải nghiệm vô cùng cô đơn. Thay vì tổ chức tiệc mừng cùng với gia đình và bạn bè, Musk tự giam mình trong 4 bức tường của văn phòng Tesla suốt 24 giờ. Ông phải giám sát việc sản xuất những chiếc xe Model 3 của Tesla đang bị chậm tiến độ.
"Suốt cả đêm, không có bạn bè, không có gì cả", Elon Musk chia sẻ.
Nét tương đồng trong văn hóa làm việc quá sức của nhiều người dân Nhật Bản
Câu chuyện của vị CEO tài ba nhưng tham công tiếc việc này chắc hẳn cũng khiến ta không khỏi liên tưởng tới áp lực công việc khủng khiếp của dân cư tại xứ sở hoa anh đào.
Trong văn hóa công sở Nhật Bản, làm việc ngoài giờ chính là cách cống hiến sức lực cho công ty. Bởi thế, nhiều nhân viên vẫn cố nán lại làm việc nhiều hơn số giờ hành chính là 40 giờ/tuần. Tuy nhiên, nét văn hóa này lại ngày càng biến dạng và gây ra nhiều áp lực cho giới nhân viên công sở.
Hình ảnh nhân viên công sở Nhật Bản kiệt sức khi tan làm.
Một vụ việc xảy ra vào năm 2015 đã khiến dư luận đất nước này vô cùng phẫn nộ. Công ty Dentsu - một công ty quảng cáo lớn của Nhật Bản, đã bị cáo buộc có liên quan tới vụ tự tử do áp lực công việc của nhân viên Matsuri Takahashi.
Báo cáo điều tra cho biết, chị Matsuri Takahashi đã làm thêm hơn 100 giờ/tuần trước khi chết. Cô gái trẻ đã nhảy lầu tự tử vào ngày Giáng sinh năm 2015. Trước khi tự sát, cô gái mới 24 tuổi này đã để lại lời nhắn cho mẹ mình: "Tại sao mọi thứ lại khó khăn với con như vậy?".
Di ảnh của Matsuri Takahashi.
Theo một cuộc khảo sát của chính phủ được công bố năm 2016, gần 1/4 các công ty Nhật Bản có nhân viên làm thêm hơn 80 giờ/tháng mà không trả thêm lương. Theo nghiên cứu, tình trạng làm việc ngoài giờ dễ dẫn đến suy kiệt thể lực, trầm cảm hoặc thậm chí là đột quỵ hay tự sát là điều rất dễ bắt gặp ở đất nước mặt trời mọc này.
Cũng theo số liệu của chính phủ, trong tháng 3-2016, có hơn 2 nghìn người Nhật Bản tự sát vì những căng thẳng liên quan đến công việc trong khi hàng chục nạn nhân khác qua đời vì đau tim, đột quỵ và những vấn đề liên quan đến sức khỏe khác do tình trạng làm quá giờ gây ra.
Theo một cuộc khảo sát của chính phủ được công bố năm 2016, gần 1/4 các công ty Nhật Bản có nhân viên làm thêm hơn 80 giờ/tháng mà không trả thêm lương.
Chính vì vậy, các nhà chức trách Nhật Bản đã đưa ra dự luật mới nhằm yêu cầu công chức nước này không được làm việc quá 100 giờ/tháng. Tuy nhiên, dự luật này vẫn vấp phải nhiều sự chỉ trích vì số giờ làm vẫn còn quá cao, không cải thiện được "hội chứng karoshi", hay còn gọi là hội chứng tử vong do làm việc quá sức.
Khi việc làm thêm giờ trở thành "văn hóa"
Không riêng gì Nhật Bản, gần đây, nhiều bộ phim truyền hình Hàn Quốc hay Trung Quốc đã bắt đầu phản ánh thực trạng làm thêm giờ không nghỉ của dân công sở nước này. Thậm chí, không chỉ những nhân viên trong các tòa nhà, mà những người lao động chân tay còn làm nhiều đến mức họ không thể nhớ rằng mình đã làm được bao nhiêu giờ trong một ngày.
Trung Quốc: Công nhân sản xuất iPhone cũng bị ép làm thêm giờ
Nhờ sự chăm chỉ của đội ngũ nhân viên mà nền kinh tế các nước này cũng đã tăng trưởng nhanh đến chóng mặt. Tuy nhiên, đổi lại là sức khỏe tinh thần và thể lực của họ đều bắt đầu tỉ lệ nghịch với sự phát triển của đất nước. Nhiều người Trung Quốc cho biết: "Tôi cảm thấy sinh lực trong cơ thể mình hoàn toàn bị rút cạn sạch sau nhiều giờ tăng ca".
Đầu năm nay, một sự việc thương tâm đã xảy ra ở Trung Quốc khi nữ bác sĩ đang làm công tác chữa trị lại gục xuống chết ngay trước mặt bệnh nhân, sau khi cô đã làm việc căng thẳng suốt 18 giờ không nghỉ.
Làm việc quá giờ đến kiệt sức đã là điều quá bình thường với các vị bác sĩ.
Áp lực công việc này có thể bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau: Vì muốn kiếm thêm thu nhập, vì muốn thăng tiến, vì muốn tìm chỗ đứng trong xã hội hay chỉ đơn giản vì bị cấp trên bắt ép và họ buộc lòng phải làm để giữ được công việc trong thời buổi khó khăn hiện nay. Khi tất cả mọi người đều tăng ca, bản thân mình cũng phải tăng ca để đuổi kịp tiến độ, điều này đã trở thành hiện thực khốc liệt của cuộc sống mà không ai có thể tránh khỏi.
Ít hơn đôi khi lại tốt hơn
Đến cả thiên tài như Elon Musk cũng đang phải ra sức chiêu mộ một "phó tướng" giúp ông giảm bớt khối lượng công việc khổng lồ. Musk cho biết thêm rằng Tesla đã từng nhắm với COO Sheryl Sandberg của Facebook. Tuy nhiên, có vẻ như Sandberg đã từ chối lời đề nghị do hiện tại cô vẫn đang làm việc tại Facebook.
"Nữ tướng" của Facebook, COO Sheryl Sandberg đã từ chối lời đề nghị làm việc của Elon Musk.
Điều này cho thấy rằng, ai dù tài giỏi tới đâu cũng có những giới hạn riêng của mình. Việc làm việc đến quá sức chịu đựng của một con người sẽ đem lại những hậu quả khôn lường cho sức khỏe và tinh thần mỗi cá nhân. Nhẹ thì chỉ làm giảm sút hiệu quả công việc, nhưng nặng thì có thể dẫn tới trầm cảm, đột quỵ hay thậm chí là tử vong.
Có lẽ Elon Musk đã đến lúc phải giảm bớt khối lượng công việc đồ sộ của ông.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng