Cái nhìn sâu về camera macro trên Galaxy A51: khi nào, làm sao để có được bức ảnh lý tưởng nhất
Không cần tới những máy ảnh và ống kính chuyên nghiệp, với Galaxy A51, bạn hoàn toàn có thể làm chủ được thể loại nhiếp ảnh chụp cận cảnh.
Đã từ lâu chụp ảnh theo phong cách macro (hay chụp ảnh cận cảnh) là một trong những trường phái nhiếp ảnh giúp người chụp có thể đặc tả được những thứ nhỏ bé trong cuộc sống hàng ngày, biến những điều bình thường trở nên phi thường. Đây cũng là một trường phái nghệ thuật giúp người chụp có thể thoải mái sáng tạo đối với bất cứ vật thể nhỏ bé nào xung quanh chúng ta, truyền tải thông điệp phi tường tới mỗi người xem.
Nhiếp ảnh macro
Từ trước tới nay, do đặc tính của nhiếp ảnh macro là cần phải tiến rất gần tới chủ thể, do đó người chụp sẽ cần phải có những ống kính máy ảnh chuyên dụng dùng để chụp macro với khoảng cách lấy nét tối thiểu chỉ là vài centimet (đối với ống kính tiêu cự ngắn) cho tới vài chục centimet (đối với những ống kính tele tiêu cự dài). Các đối tượng chụp macro thường sẽ có tỉ lệ từ 1:2, 1:1 hoặc 2:1 (tỉ lệ hình ảnh vật thể in lên cảm biến máy ảnh), thậm chí có những ống kính có thể cho độ phóng đại lên tới 10:1 hoặc 20:1.
Những ống kính máy ảnh chuyên dụng và cồng kềnh dùng để chụp ảnh macro
Tất nhiên đó là khi chúng ta nói về việc sử dụng máy ảnh và các ống kính macro chuyên dụng, còn đối các thiết bị smartphone ngày nay, phương pháp chủ yếu được các nhiếp ảnh gia di động lựa chọn là sử dụng một ống kính ngoài với các thấu kính phóng đại. Nhưng đó là trước khi Galaxy A51 ra đời, còn giờ đây, các nhiếp ảnh gia di động, hay thậm chí là cả người dùng bình thường đều có thể tham gia sáng tạo với trường phái chụp ảnh cận cảnh một cách hoàn toàn dễ dàng, tất cả những gì chúng ta cần là một chiếc Galaxy A51 cùng camera chụp macro riêng biệt.
Nhắc lại một chút về thông số camera của Galaxy A51. Galaxy A51 được Samsung trang bị cụm 4 camera chính bao gồm:
- Camera góc siêu rộng 12MP f/2.2, tiêu cự quy đổi 13mm
- Camera tele 5MP f/2.4 kiêm camera macro (khoảng cách lấy nét tối thiểu từ 3 - 5cm), tiêu cự quy đổi 40mm
- Camera đo chiều sâu 5MP f/2.2
Galaxy A51 bao gồm một camera chụp macro riêng biệt
Nhìn chung với cụm 4 camera này, người dùng hoàn toàn có thể chụp được nhiều thể loại ảnh khác nhau từ phong cảnh, phong cảnh góc rộng, chân dung hay đường phố. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ tập trung và camera chụp macro của Galaxy A51, bởi đây là một trong những chiếc smartphone đầu tiên được trang bị khả năng chụp cận cảnh, hứa hẹn sẽ trở thành một xu hướng nhiếp ảnh trong năm 2020 tới đây.
Galaxy A51 cùng cụm 4 camera chính
Tuy nhiên, để có thể tối đa hóa hiệu quả của camera macro trên Galaxy A51 cũng như có được những bức ảnh đẹp nhất, chúng ta sẽ cần phải lưu ý tới một số điểm nhất định khi chụp ảnh với camera macro này của Galaxy A51, bởi với Galaxy A51, khi người dùng chụp ảnh cận cảnh, chúng ta sẽ không thể điều chỉnh được khu vực lấy nét, không thể khép khẩu hay thay đổi tiêu cự ống kính được.
Chế độ chụp cận cảnh trên Galaxy A51
Xác định chủ thể cần chụp
Đầu tiên, muốn chụp bất cứ thể loại ảnh nào, chúng ta cũng cần phải xác định rõ đối tượng cần chụp là ai, là gì hay là con vật gì. Chụp cận cảnh cũng vậy, đối tượng của chụp ảnh macro thường sẽ là những thứ gì đó nhỏ bé, càng nhỏ càng tốt, có thể kể tới như hoa, lá, giọt nước hay thậm chí là những con côn trùng. Với những thứ nhỏ như vậy, thông qua ống kính macro của Galaxy A51, chúng sẽ trở nên to lớn và đặc tả hơn bao giờ hết, cho người xem một cái nhìn và một cảm xúc khác lạ hơn so với khi nhìn qua mắt người bình thường.
Tuy nhiên, do camera macro của Galaxy A51 có góc nhìn rộng cùng khoảng cách lấy nét từ 3 - 5cm, do đó để dễ dàng, người dùng nên tập trung và những đồ vật dạng tĩnh như hoa, lá,... bởi đối với những con côn trùng nhỏ (như ong, bướm…), chúng ta khó mà có thể tiếp cận gần trong khoảng cách từ 3 - 5cm để chụp được.
"Set up" môi trường và ánh sáng hợp lý
Để chụp được thể loại ảnh macro với chất lượng cao, các nhiếp ảnh gia thường sẽ phải set up một khu chụp riêng biệt với ánh sáng đầy đủ (nếu chụp trong không gian studio), hoặc sử dụng dụng cụ phát sáng như đèn flash, đèn LED rời hoặc đèn LED gắn trực tiếp trên ống kính… để chiếu sáng cho vật thể cần chụp. Bởi khi chụp ảnh macro, chúng ta cần khép khẩu lại rất nhỏ để tránh cho việc độ sâu trường ảnh (DOF) quá mỏng, dẫn tới không thể nét được toàn bộ khung hình.
Ảnh minh họa môi trường chụp ảnh macro, yêu cầu rất nhiều ánh sáng
Tuy nhiên, với camera macro của Galaxy A51, người dùng chỉ có một khẩu độ cố định cùng khoảng cách lấy nét cố đinh, do đó khi cần chụp macro, hãy đảm bảo ánh sáng xung quanh đầy đủ để ảnh cho ra có một chất lượng tốt nhất, bởi trong nhiếp ảnh, ánh sáng chính là yếu tố tối quan trọng quyết định tới chất lượng bức ảnh.
Ứng dụng camera của Galaxy A51 cung cấp một thanh điều chỉnh độ sáng tối, tuy nhiên chúng tôi khuyên người dùng không nên sử dụng thanh này, thay vào đó, hãy set up ánh sáng môi trường ngoài để có được những bức hình chất lượng nhất.
Nếu bạn đang không ở trong một môi trường ánh sáng lý tưởng, đừng lo, chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng các nguồn sáng có sẵn. Galaxy A51 cung cấp cho người dùng tùy chọn sử dụng đèn flash sẵn của máy để chiếu sáng cho vật thể. Nếu đèn flash của máy là chưa đủ, bạn hoàn toàn có thể sử dụng thêm đèn flash của smartphone khác (hoặc đèn pin), để chiếu sáng từ các hướng khác nhau.
Sử dụng đèn flash LED sẵn của máy
Hoặc sử dụng đèn flash của một chiếc smartphone khác để có thể điều chỉnh được hướng ánh sáng
Sử dụng chân máy hoặc chế độ chụp liên tiếp
Khi chụp ảnh macro, do đối tượng cần chụp là rất nhỏ, cũng như khoảng cách lấy nét chỉ từ khoảng 3 - 5cm, do đó không thể tránh khỏi hiện tượng rung tay khi chụp hoặc bị lệch nét (out focus), để tránh hiện tượng này, bạn có thể sử dụng một chiếc tripod (chân máy) cố định Galaxy A51 lại.
Sử dụng một chân máy cố định điện thoại lại (Ảnh minh hoạ)
Tuy nhiên, nếu bạn không có tripod để cố định máy, hãy thử sử dụng chế độ chụp liên tiếp của Galaxy A51 (bằng cách giữ vào nút chụp) để chụp được nhiều khung hình một lúc, sau đó lọc ra những bức hình rõ nét và chất lượng nhất. Cách này giúp bạn tiết kiệm được thời gian phải chụp lại ảnh khi máy bị rung hoặc không lấy nét đúng. Bạn cũng có thể sử dụng tính năng chụp liên tiếp của Galaxy A51 để tiếp cận từ từ các đối tượng di chuyển như những con côn trùng chẳng hạn (ong hoặc bướm).
Chế độ chụp liên tiếp của Galaxy A51 (giữ vào nút chụp)
Bước cuối cùng và cũng không kém phần quan trọng: Hậu kỳ ảnh
Tất nhiên, sau khi đã thực hiện toàn bộ các công đoạn để cho ra bức ảnh macro từ máy, chúng ta sẽ vẫn cần tới một công đoạn xử lý ảnh nữa đó là công đoạn hậu kỳ. Bước này sẽ giúp cho bức ảnh macro đã chụp ở trên trở nên sống động hơn với những hiệu ứng màu sắc khác nhau phù hợp hơn với từng vật thể.
Ảnh trước và sau khi chụp. Màu sắc của bức ảnh có thể giúp thay đổi hoàn toàn nội dung thông điệp mà người chụp muốn truyền tải
Các phần mềm bạn có thể sử dụng để hậu kỳ ảnh như là Snapseed, VSCO... (trên điện thoại) hoặc Lightroom (trên máy tính). Ứng dụng camera mặc định của Galaxy A51 cũng cung cấp một số bộ lọc màu cơ bản để người dùng có thể áp dụng sẵn trong quá trình chụp. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng tốt nhất, chúng tôi khuyên người dùng nên chụp ảnh gốc rồi hậu kỳ để có nhiều lựa chọn hơn.
Các bộ lọc màu sẵn có mà ứng dụng camera cung cấp
Và đây là thành quả chụp từ camera macro của Galaxy A51:
Nhìn chung, camera macro của Galaxy A51 có chất lượng ở mức tương đối, ảnh cho ra không quá sắc nét và có độ chi tiết ở mức vừa đủ. Điều này chúng ta có thể chấp nhận được vì dù gì Galaxy A51 cũng chỉ là một chiếc smartphone dòng A-series tầm trung dành cho giới trẻ, và camera macro cũng chỉ có độ phân giải 5MP mà thôi.
Tuy nhiên, nếu bạn biết cách tận dụng những gì đã có và thiết lập một môi trường ánh sáng lý tưởng, các bức hình macro cho ra từ Galaxy A51 hoàn toàn có thể trở nên lung linh và bắt mắt, đặc tả những vật thể nhỏ bé thông qua ống kính macro của Galaxy A51 và trở nên phi thường.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng