Cài xác thực khuôn mặt mới chuyển được tiền, người phụ nữ vẫn mất 700 triệu đồng cho kẻ lừa đảo vì lý do này
Phát hiện tài khoản "bốc hơi" 700 triệu đồng và có giao dịch mà cô không hề thao tác. Tuy nhiên, người phụ nữ không hề biết rằng mình đã tiếp tay cho kẻ lừa đảo.
- Game thủ kỳ cựu với 5 kỷ lục Guinness tố nhân viên PlayStation rò rỉ dữ liệu, chiếm đoạt và bán "nick" hiếm với giá rẻ trên Telegram
- AI có thể không còn thông minh thêm: Chuyên gia cảnh báo 'bức tường hiệu suất' khi 'thức ăn' cho trí tuệ nhân tạo sắp cạn
- Alibaba của Jack Ma dần hồi sinh
- Phát hiện bom ở khuôn viên nhà máy TSMC
- 2 trường hợp sẽ bị khóa vĩnh viễn tài khoản mạng xã hội từ 25/12/2024, người dân cần lưu ý
Sự gia tăng sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt trong việc xác minh danh tính đã phổ biến trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong việc chuyển tiền qua các ứng dụng ngân hàng. Tuy nhiên, kỹ thuật tiên tiến này không phải lúc nào cũng an toàn, như trường hợp của một người phụ nữ Trung Quốc tên Lin.
Theo Sohu, cô Lin đã bị mất số tiền lớn từ tài khoản ngân hàng của mình dù không hề động vào tài khoản. Thậm chí, để tăng cường bảo mật thì cô còn cài đặt xác thực khuôn mặt cho mỗi giao dịch chuyển tiền.
Theo đó, khi đang ở Bắc Kinh để xin thị thực, Lin nhận được một cuộc gọi từ người tự xưng là nhân viên cảnh sát, cáo buộc cô tham gia hoạt động rửa tiền ở nước ngoài. Dù ban đầu hoài nghi, cô dần tin tưởng sau khi người này chia sẻ thông tin chính xác mà cô đã cung cấp trong đơn xin thị thực và tiến hành một cuộc gọi video để "xác minh" danh tính của cô.
Kẻ gian sau đó đã yêu cầu Lin xác thực thông tin cá nhân thông qua một đường link, dẫn cô đến một trang web yêu cầu xác nhận bằng khuôn mặt. Cô Lin làm theo và không lâu sau phát hiện hơn 200.000 NDT (khoảng 700 triệu VND) đã biến mất từ tài khoản của mình mà không có bất kỳ dấu hiệu đăng nhập hay xác thực nào của cô.
Kiểm tra app ngân hàng, cô Lin phát hiện địa chỉ IP được sử dụng để truy cập tài khoản ngân hàng của Lin xuất phát từ Thâm Quyến, trong khi cô ấy đang ở Bắc Kinh. Nghi ngờ ngân hàng lỗi giao dịch, cô Lin gọi điện cho ngân hàng và được thông báo hệ thống vẫn hoạt động bình thường ổn định.
Quá hoang mang, cô Lin đến một trụ sở cảnh sát tại Bắc Kinh để báo cáo, nhưng ngay sau đó các sĩ quan cảnh sát đã nói ra một câu khiến cô càng thêm tuyệt vọng. "Nhiều trường hợp tương tự cô cũng đã đến đây để báo cáo rồi".
Đến đây, cô Lin mới biết rằng đây là một chiêu trò lừa đảo đã phổ biến và ngân hàng không hề liên quan đến câu chuyện cô bị mất tiền. Còn lý do mà cô Lin bị mất tiền chính là việc tin tưởng vào người tự xưng là cảnh sát và nhấp vào đường link độc hại, thậm chí là xác thực sinh trắc học ngay trong cuộc gọi video đó.
Từ việc bị gắn mã độc vào điện thoại, cho đến xác thực khuôn mặt để kẻ lừa đảo chuyển tiền, chính cô Lin đã giúp kẻ gian lấy tiền của mình chỉ trong vòng vài phút.
Trường hợp của Lin là hồi chuông cảnh tỉnh về việc cần thận trọng với thông tin mà một người nhận được qua điện thoại hay internet. Công an khuyến nghị người dân cần cẩn trọng với các thông tin chưa chính xác và đặc biệt là vấn đề bảo mật điện thoại và các thông tin cá nhân quan trọng.
Cảnh sát cảnh báo về nguy cơ khi nhấp vào các liên kết lạ, vì chúng rất có thể chứa mã độc nguy hiểm, cho phép kẻ xấu cài đặt phần mềm độc hại và thậm chí đánh cắp dữ liệu tài khoản cá nhân.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng
Bên cạnh những nâng cấp về phần cứng, Galaxy S25 Ultra được Samsung chú trọng vào các tính năng Galaxy AI mới.
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra