Cảm giác cô đơn của con người nếu tích tụ lâu ngày sẽ hình thành một dạng "bệnh dịch vô hình" và bên cạnh những hệ quả lâu dài về mặt tâm lý đối với con người thì nó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong,
Các bác sỹ tâm lý của đại học Chicago đã nhận định rằng cảm giác cô đơn của con người nếu tích tụ lâu ngày sẽ hình thành một dạng "bệnh dịch vô hình" và bên cạnh những hệ quả lâu dài về mặt tâm lý đối với con người thì nó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong, hay cụ thể hơn là tăng tỷ lệ tự tử hàng năm tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác. Ngoài ra, các nhà khoa học những người bị cô đơn cũng dễ mắc bệnh hiểm nghèo hơn.
Đội ngũ nghiên cứu nhận định cô đơn ở định không chỉ gói gọn trong khái niệm vấn đề tình cảm và còn bao hàm cả những mối quan hệ trong xã hội. Cụ thể, cảm giác cô đơn sẽ khiến cho cơ thể con người luôn bị đặt vào trong tình trạng mông lung giữa việc quyết định làm hay không làm điều gì đó - ví dụ như tỏ tình với một cô gái chẳng hạn - điều này khiến cho hệ thống sinh học của cơ thể bị rối loạn và quá trình sản xuất tế bào bạch cầu và khiến khả năng miễn dịch của chúng ta suy giảm, từ đó các mầm bệnh có cơ hội để tấn công và hạ gục "những kẻ cô đơn" bất cứ lúc nào.
Các chuyên gia đã tập trung vào hiện tượng này và đặt cho có cái tên CTRA - viết tắt của cụm từ Conserved transcriptional response to adversity, hiểu ngắn gọn đây là một dạng Phản ứng có điều kiện của cơ thể trước các tác động của ngoại cảnh. Sau khi theo dõi chỉ số sinh học của 141 người tham gia thí nghiệm - những người này được đánh giá là đã rơi vào tình trạng cô đơn trong 1 thời gian dài, đội ngũ nghiên cứu đã phát hiện tỷ lệ bạch cầu trong cơ thể họ đã bị giảm đáng kể so với thời điểm trước khi họ rơi vào trạng thái tâm trạng như vậy, tất cả đều được liên hệ đến CTRA. Thêm vào đó, các nhà khoa học đã phát hiện CTRA có thể mang tính di truyền và có thể nó nằm trong một đoạn gen nào đó của bản đồ gen con người. Hiện tại, công việc nghiên cứu về khái cạnh này vẫn đang được tiếp tục.
Để kiểm tra tính nguy hiểm của CTRA, các chuyên gia đã tiến hành thử nghiệm loại thuốc sử dụng trong các trường hợp bị chấn thương tâm lý nặng nề có tên norepinephrine trên một số loài linh trưởng. Thuốc này đã kích hoạt quá trình sản xuất các tế bào bạch cầu đơn nhân chưa trưởng thành - một trong những khởi nguồn của CTRA, từ đó hiện tượng CTRA đã khiến vật chủ có những biểu hiện suy giảm miễn dịch nghiêm trọng. Hầu hết những con khỉ tham gia thí nghiệm xuất hiện CTRA đều dễ bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm cơ bản của con người so với những cá thể thông thường.
Trước đó, cũng chính đội ngũ nghiên cứu này đã chỉ ra những tác động tồi tệ của việc trải qua cảm giác cô đơn trong một thời gian dài, nhưng mãi đến nay họ mới đào sâu vào CTRA là thủ phạm dẫn đến tử vong vẫn còn ẩn náu trong bóng tối. Theo nghiên cứu trước đó, não người cô đơn hoạt hóa khác với người bình thường. Điều này dẫn đến tình trạng chịu lạnh kém, dễ mắc bệnh, người trong cuộc ngại giao tiếp và lâu ngày phát sinh nhiều biến chứng bệnh tật khác thường.
Cô đơn là một trạng thái tâm lý của con người theo đó một người không chủ động hoặc từ chối hoặc tự cô lập, cách ly trong mối quan hệ xã hội và thiếu tiếp xúc với người khác cho dù đó là gia đình, bạn bè thân thiết, vợ chồng, con cái... Nó có thể xuất phát từ mối quan hệ xấu đi, sự lựa chọn có chủ ý, bệnh truyền nhiễm phải cách ly, rối loạn tâm thần, rối loạn thần kinh hoặc các trường hợp khác. Một số dấu hiệu và hậu quả của cô đơn do cách ly hoàn toàn thường là cảm giác thiếu thốn, lo lắng, cảm giác ảo tưởng, thậm chí là không còn nhận thức về thời gian.
Tham khảo Iflscience
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng