Trong khi tiến hành thăm dò vào năm 1971, các nhà địa chất Liên Xô đã khoan trúng 1 túi khí, khiến mặt đất dưới dàn khoan sụp xuống tạo thành hố lớn với đường kính khoảng 70m, sâu trên 30m.
Darvaza, hay "Cánh cửa Địa ngục" là mỏ khí tự nhiên ở Derweze, tỉnh Ahal, Turkmenistan.
Trong khi tiến hành thăm dò vào năm 1971, các nhà địa chất Liên Xô đã khoan trúng 1 túi khí, khiến mặt đất dưới dàn khoan sụp xuống tạo thành hố lớn với đường kính khoảng 70m, sâu trên 30m.
Để tránh rò rỉ khí độc, các nhà địa chất đã bàn bạc và đưa ra biện pháp cuối cùng là đốt nó. Với hy vọng ngọn lửa sẽ đốt cháy toàn bộ khí trong vài tuần, đám cháy ngầm vẫn âm ỉ cho đến ngày nay. Hố lửa khổng lồ cháy rực suốt 40 năm giữa sa mạc tạo nên cảnh tượng vừa đẹp đẽ lại kỳ quái, khiến nó được gọi là "Cánh cửa Địa ngục."
Alessandro Belgiojoso, một nhiếp ảnh gia người Ý đã dùng drone ghi lại cảnh tượng kỳ vĩ này từ trên cao.
Cảnh quay từ drone hé lộ "cánh cửa địa ngục" rực cháy giữa sa mạc suốt 40 năm qua
Vào năm 2013, nhà thám hiểm George Kourounis đã liều lĩnh xuống dưới "Cánh cửa Địa ngục", nơi nhiệt độ có thể lên tới 1000 độ C. Ông hy vọng tìm thấy bằng chứng về sự sống, vì một khám phá như vậy có thể cung cấp những hiểu biết có giá trị về địa chất và sinh học.
Theo Independent
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao 'chưng cất' đang trở thành từ đáng sợ nhất với các công ty AI tiên phong?
Dù chưng cất là một kỹ thuật đã được ứng dụng rộng rãi, nhưng việc DeepSeek tận dụng phương pháp này để phát triển mô hình AI của họ đã gây tranh cãi
Vì sao rắn độc không bao giờ bị trúng nọc độc của chính nó?