Cận cảnh Frame TV: TV cao cấp kiêm bức tranh nghệ thuật treo tường đến từ Samsung, ý tưởng hoàn hảo cho căn nhà của bạn
Một cách tân đột phá về thiết kế công nghệ mang tên Frame TV của nhà sản xuất lừng danh xứ Hàn.
Samsung lần này đã đem đến cho khách hàng một sản phẩm TV với tiêu chí tối giản sự hiện diện của công nghệ ở vẻ ngoài đi. Đó chính là màn ra mắt của Frame TV: thiết kế tối giản hóa nhưng cũng lại không hề nhàm chán và tẻ nhạt, với ấn tượng ban đầu trông như một khung ảnh treo tường vậy,
Một sản phẩm TV đầu tay từ Yves Behar cũng đã được giới thiệu từ đầu năm nay với hình mẫu tương tự nhưng mới chỉ là concept tham khảo, nhưng nay Samsung mới là người tiên phong hiện thực hóa ý tưởng đó cho người dùng. 18 tháng 6 sẽ là thời điểm Frame TV chính thức lên kệ sẵn sàng đến tay khách hàng.
Tất nhiên, giá thành sẽ không quá rẻ như chúng ta mong muốn: Phiên bản 55 inch sẽ có giá 1.999 USD, còn 65 inch là 2.799 USD. Ngoài ra, phụ phí cũng tùy thuộc vào sự phối màu cho cạnh viền ở cả 2 phiên bản, lần lượt là 200 và 250 USD.
Thực ra Samsung đã bước chân vào lĩnh vực cho ra mắt những sản phẩm có thiết kế gần gũi với người dùng từ trước đó, như chiếc Serif TV ra đời năm 2015. Họ cho biết mình đang theo đuổi phong cách mà sẽ đưa sản phẩm hòa vào không khí, khung cảnh chung của phòng khách nơi đặt nó hơn là thiết kế như hiện tại.
Thực ra thì bản chất công nghệ chiếc TV này vẫn là màn hình LED. Độ phân giải của Frame TV là 4K, hỗ trợ HDR10, với những giải màu và nội dung hình ảnh cực sắc nét, sinh động. Độ tương phản và rực rỡ của ảnh cũng được tăng cường, dù chưa thực sự cao như các mẫu TV cao cấp cùng hàng. Ngoài ra, nhiều cổng cắm ngoại vi cũng được tích hợp như HDMI, USB, Ethernet, và giao diện tương tác vẫn giống như nhiều chiếc smart TV của Samsung khác. Qua cảm nhận cá nhân thì nó chất lượng vẫn còn kém chút so với thế hệ QLED, nhưng ít nhất vẫn trên thị trường TV tầm trung.
Điểm khác biệt và ấn tượng ở đây là "Art Mode." Cụ thể, khi bạn không muốn tiếp tục sử dụng hay xem TV nữa, bạn có thể chỉnh TV về chế độ hiển thị những bức ảnh hoặc tranh vẽ nghệ thuật tùy ý. Samsung cho biết kho tài nguyên của họ chứa tầm 100 bức hội họa đến từ hàng tá những nghệ sỹ nổi tiếng và cả nhiếp ảnh gia. Bạn vẫn luôn có thể thêm vào những bức ảnh của riêng mình qua cổng USB hay ứng dụng Samsung Smart View, kết nối điện thoại với TV.
Hơn nữa, Samsung cũng giới thiệu cửa hàng tác phẩm của mình đến người dùng Frame TV. Trong đó sẽ có thêm hơn 300 bức họa nữa, và công ty cũng đang tiếp tục đàm phán với nhiều bảo tàng để được phép thêm vào thư viện nhiều tác phẩm hơn. Nếu mua một bức họa đơn lẻ, bạn sẽ phải trả 20 USD, hoặc có quyền truy cập toàn bộ tài nguyên trên đó nhưng phải trả phí hàng tháng là 5 USD.
Công đoạn cài đặt và kích hoạt Art Mode trên Frame TV khá đơn giản: Sau khi thoát ra khỏi giao diện chính, hãy cứ tiếp tục kéo xuống vùng danh sách lựa chọn, được chia ra làm nhiều phân mảng như Landscapes, Wild Life và nhiều nữa. Cứ như vậy và tự chọn cho mình một tấm vừa ý, và nó chỉ thay đổi khi bạn tự tay can thiệp. Ngoài ra, Samsung cũng cho biết Frame TV còn có thể tự tắt và bật Art Mode thông qua một cảm biến chuyển động để nhận biết không có ai trong phòng. Một cảm biến ánh sáng khác cũng sẽ làm nhiệm vụ song song để điều chỉnh độ sáng, nhiệt độ ảnh cho phù hợp.
Nỗi quan tâm của người dùng cũng được dành khá nhiều cho lượng điện năng tiêu thụ, nhưng Samsung đã chiếu một đoạn video mô phỏng và khẳng định Frame TV hoàn toàn không có dấu hiệu tiêu tốn quá nhiều điện năng mà chỉ hao hao như những thế hệ trước. Một vấn đề nữa là hiện tượng màn hình bỗng bị "in dấu" một hình ảnh như thể lỗi màn hình do hiển thị ảnh quá lâu trong thời gian dài. Nếu muốn đảm bảo không bị xảy ra hiện tượng đó thì hãy nhớ đổi ảnh hiển thị theo thời gian hợp lý.
Frame TV cũng có thể được đặt trên bàn hay kệ thay vì treo tường nhờ vào 2 chân chống. Thiết kế dây cáp "Invvisible Connection" quen thuộc cho thế hệ TV cao cấp của Samsung vẫn được áp dụng. Thực ra nó không vô hình như bạn tưởng, nhưng tất cả các thiết bị ngoại vi nếu kết nối sẽ được thông qua một bộ dây cắm tổng, và bạn hoàn toàn có thể để ở một vị trí thuận lợi chứ không hề lộn xộn và rối bời như các TV thông thường với một mớ dây đằng sau. Samsung từ chối không nói thêm nhiều chi tiết về thiết kế bộ dây cáp kết nối này, nhưng có tiết lộ mình dùng chất liệu Kevlar và một số phụ chất cao cấp như cáp xuyên biển.
Nếu như Frame TV sinh ra không phải để tạo nên ấn tượng sâu sắc thì có lẽ sẽ là một thất bại cho khách hàng tiềm năng. Giá trị của nó lần này lại không thực chất dồn hết vào chất lượng hình ảnh, mà là thiết kế cách tân thẩm mỹ của nó. Samsung như thể đang giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật chứ không phải thiết bị công nghệ nữa - khác biệt hoàn toàn so với số đông. Công ty cho biết họ sẽ đẩy mạnh hơn nữa dòng Frame TV so với Serif, nhắm tới nơi đặt hàng như bảo tàng, cửa hàng nội thất cao cấp... Họ tin rằng đây là phong cách và xu hướng mới mà người dùng sẽ sớm có những nhận thức và thay đổi phù hợp với sự đổi thay của phong trào thiết kế, trang trí phòng ở.
Dù sao thì vẫn còn cần thêm thời gian để kiểm chứng xem liệu khi có trong tay 2.000 USD, khách hàng sẽ chọn giữa một chiếc TV có thiết kế giống tác phẩm nghệ thuật và có thể hiển thị chúng sinh động hay là một chiếc TV dây cáp thông thường, phải chăng hơn và mua vài bức tranh thật về treo cùng...
Tham khảo: Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng