Cận cảnh quá trình "đổ xăng" cho chiến đấu cơ ngay giữa không trung: nguy hiểm, cần độ chính xác tuyệt đối và sự tin tưởng lẫn nhau
Hãy thử tưởng tượng, xỏ chỉ vào đầu kim đã là việc không dễ thì còn khó như thế nào khi làm việc này lúc đang điều khiển chiếc chiến đấu cơ trị giá 150 triệu USD giữa trời cao.
Những chiếc chiến đấu cơ chính là sát thủ trên bầu trời với khả năng thực hiện các động tác tưởng chừng như không. Chúng có thể lộn vòng, bay theo đội hình và tất nhiên là chiến đấu. Tuy nhiên, một trong những điều tuyệt vời nhất mà phi công có thể làm với chiến đấu cơ chính là “đổ xăng" giữa không trung.
Máy bay chiến đấu "đổ xăng" khi đang bay như thế nào?
Tiếp nhiên liệu trên không là quá trình chuyển nhiên liệu từ máy bay chở nhiên liệu đến một máy bay khác. Kỹ thuật này cho phép Lực lượng Không quân tiếp tục làm nhiệm vụ mà không bị gián đoạn bởi việc phải hạ cánh tiếp nhiên liệu. Đây là một trong những kỹ thuật cực kỳ khó, hãy thử tưởng tượng, xỏ chỉ vào đầu kim đã là việc không dễ thì còn khó như thế nào khi làm việc này lúc đang điều khiển chiếc chiến đấu cơ trị giá 150 triệu USD giữa trời cao.
Mike Vilven - phi công điều khiển máy bay tiếp nhiên liệu KC-135 Stratotanker và Thiếu tá Emily Kubusek - người huấn luyện phi công cho KC-135, đã chia sẻ một số điều thú vị về quá trình “đổ xăng" cho máy bay ngay trên không.
KC-135 Stratotanker
Ông Kubusek cho biết, việc tiếp nhiên liệu đôi khi còn phụ thuộc vào từng loại chiến đấu cơ. Không quân Mỹ sử dụng một hệ thống ống bơm nhiên liệu dài từ báy bay tiếp nhiên liệu đến bồn chứa trên chiến đấu cơ.
Các phi công sẽ tính toán độ cao dựa trên hệ thống dữ liệu độ cao của nước Mỹ, vốn được xem như những con đường trên bầu trời. Các phi công của hai máy bay sẽ cùng chọn ra điểm bắt đầu, điểm kết thúc nạp nhiên liệu và thời gian hai máy bay tiếp cận nhau.
Máy bay chở nhiên liệu thường đến trước máy bay nhận nhiên liệu 15 phút và máy bay nhận nhiên liệu sẽ bay thấp hơn khoảng 1000 feet (300m), nhưng sẽ rút ngắn khoảng cách.
Vilven cho biết, phi công sẽ điều khiển máy bay tiếp nhiên liệu bay theo vòng tròn để chờ chiến đấu cơ đến, sau đó cả hai sẽ nhanh chóng rút ngắn khoảng cách lại. Cuối cùng, máy bay tiếp nhiên liệu sẽ giữ khoảng cách 50 feet (khoảng 15m) trước chiến đấu cơ. Lúc này, sẽ có một chuyên gia khác ra hiệu cho hai máy bay di chuyển cho đến khi đạt được vị trí lý tưởng nhất để truyền nhiên liệu qua một ống dài được gọi là “boom".
Theo Kubusek, về cơ bản với máy bay chứa nhiên liệu, trong quá trình tiếp nhiên liệu sẽ có 3 người làm việc chính là người điều khiển “boom", hai phi công. Trong đó, một phi công sẽ điều khiển máy bay và người còn lại thường sẽ xử lý quá trình đổ nhiên liệu sau khi hai máy bay đã kết nối với nhau.
Người điều khiển “boom" sẽ có toàn quyền điều khiển nó, như kéo dài hay thu ngắn kích thước ống và rút khỏi chiến đấu cơ sau khi đã tiếp xong nhiên liệu. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nếu hai máy bay vì lý do nào dó mà lệch khỏi đường bay đã lên kế hoạch trong khi đang tiếp nhiên liệu thì sẽ tự động rút ống bơm ra.
Đôi khi hai máy bay phải tách rời rồi sau đó tiếp tục kết nối để truyền nhiên liệu. Khi quá trình tiếp nhiên liệu hoàn tất, máy bay nhận, trong trường hợp này là chiến đấu cơ, sẽ bay thấp xuống 300m rồi phối hợp với máy bay chở nhiên liệu để cả hai rời khỏi đội hình. Chiến đấu cơ tiếp tục nhiệm vụ.
Tiếp nhiên liệu trên không là một trong những kỹ thuật phúc tạp và nguy hiểm nhất đối với phi công. Những người tham gia cần phải trải qua quá trình huấn luyện nghiêm ngặt và cần phải có niềm tin vào đồng đội của mình thì mới có thể thực hiện thành công.
Tham khảo: BusinessInsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng