Với chiến lược chuyển mình thành một siêu ứng dụng hàng ngày, Grab cần thêm vốn để đầu tư cho các lĩnh vực mới, bên ngoài dịch vụ gọi xe cốt lõi.
Theo trang Nikkei Asian Review, Grab, hãng dịch vụ gọi xe lớn nhất Đông Nam Á đang chuẩn bị một đợt gây quỹ mới nhằm huy động thêm 1 tỷ USD nữa từ các nhà đầu tư vào cuối năm nay.
Startup 6 năm tuổi này đã thành công trong việc huy động được tổng số vốn hơn 6 tỷ USD, dẫn đầu là SoftBank Group của Nhật Bản và công ty gọi xe Trung Quốc Didi Chuxing. Với vòng gây quỹ mới này, Grab sẽ huy động được khoảng 3 tỷ USD riêng trong năm nay, bao gồm 1 tỷ USD từ Toyota Motor.
Theo Reuters, nhiều khả năng SoftBank sẽ là nhà đầu tư chủ chốt trong vòng gọi vốn mới này với dự định rót thêm 500 triệu USD nữa. Đại diện Grab từ chối bình luận về báo cáo này.
Trước đó Grab cho biết, họ sẽ chi ra 2 tỷ USD mà họ huy động được trong năm nay dành cho việc phát triển kinh doanh ở Indonesia, nền kinh tế lớn nhất trong khu vực. Với 1 tỷ USD mới huy động được, dự kiến công ty sẽ tiếp tục đầu tư vào thị trường dó, bên cạnh việc phát triển công nghệ và tuyển dụng thêm tài năng.
Đối với SoftBank, Grab là một trong những doanh nghiệp gọi xe quan trọng nhất của tập đoàn, bên cạnh Uber Technologies, Didi Chuxing của Trung Quốc và Ola của Ấn Độ. Trong thông báo vào thứ Năm vừa qua của SoftBank về một quỹ đầu tư mạo hiểm về dịch vụ đi lại với Toyota, công ty nhấn mạnh đến việc thắt chặt mối quan hệ với các doanh nghiệp gọi xe đang ngày càng quan trọng.
Chiến lược chuyển mình của Grab
Được thành lập năm 2012 ở Malaysia, cho đến nay Grab đã huy động được 6 tỷ USD. Bên cạnh SoftBank và Toyota còn có các nhà đầu tư khác như Didi và Ping An Capital của Trung Quốc. Theo CB Insights, Grab là startup kỳ lân lớn nhất Đông Nam Á, với định giá lên tới 11 tỷ USD. Số lượt download ứng dụng Grab đã vượt quá con số 100 triệu.
Trong năm nay, Grab đã mua lại mảng kinh doanh Đông Nam Á của Uber và đổi lấy số cổ phần trong chính công ty mình, nghĩa là giờ đây công ty kiểm soát phần lớn thị phần của 8 quốc gia trong khu vực này.
Giờ đây Grab đang chuyển mình từ một ứng dụng gọi xe thành một "siêu ứng dụng hàng ngày" – một "everyday superapp" như họ tự gọi – một nền tảng cho các dịch vụ tiêu dùng kỹ thuật số. Với chiến lược này, Grab đang mở rộng dịch vụ của mình cũng như đưa thêm các loại hình khác thông qua các mối quan hệ đối tác ngoài.
Bên ngoài dịch vụ gọi xe, họ còn có thêm dịch vụ giao đồ ăn và thanh toán điện tử. Công ty cũng sẽ bắt đầu dịch vụ chăm sóc sức khỏe trực tuyến nhờ mối quan hệ đối tác với Ping An Good Doctor của Trung Quốc vào đầu năm 2019.
Nhưng cùng lúc này Grab cũng đang đối mặt với sự cạnh tranh mới. Cho dù đối thủ lâu năm của họ, Uber đã phải rút lui khỏi khu vực này, Go-Jek của Indonesia, vốn được chống lưng bởi các nhà đầu tư như Tencent Holdings của Trung Quốc và Google, đã bắt đầu mở rộng ra nước ngoài trong năm nay, bắt đầu từ thị trường Việt Nam. Go-Jek cho biết, họ cũng sẽ thâm nhập vào Thái Lan, Singapore và Philippines.
Phát triển công nghệ, ví dụ trí tuệ nhân tạo để giảm tai nạn giao thông và giúp gọi xe hiệu quả hơn, đang ngày càng quan trọng với Grab, khi nó giúp khác biệt hóa so với đối thủ cạnh tranh. Phát triển các công nghệ này cũng đòi hỏi rất nhiều vốn đầu tư.
Việc chuyển mình sang một siêu ứng dụng đòi hỏi bổ sung nhiều ứng dụng, cũng như cần thêm nhiều đầu tư từ Grab cho các dịch vụ bên ngoài gọi xe. Công ty có thể cần thêm vốn để quảng bá hoạt động kinh doanh đang đối mặt với cạnh tranh gia tăng.
Trong khi Grab đang cần thêm đầu tư để tăng trưởng, nhưng việc công ty có thể gọi vốn thành công cũng chỉ ra rằng, các nhà đầu tư đã nhận ra tiềm năng tăng trưởng lớn của hãng.
Tham khảo Nikkei
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng