Học viện Quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Anh vừa công bố nghiên cứu khẳng định mạng Internet không tránh khỏi việc bị “quân sự hóa” và trở thành công cụ chiến tranh trong các cuộc xung đột vũ trang giữa các nước.
Trong một quán cà phê Internet ở Trung Quốc. Sự trỗi dậy của tin tặc Trung Quốc là dấu hiệu cho thấy Internet đang bị quân sự hóa - Ảnh: News.Investors.com
Theo báo PCWorld ngày 16-5, Tổ chức Global Cyber-Game cảnh báo hiện rất nhiều chính phủ đã sẵn sàng sử dụng công nghệ thông tin làm vũ khí chiến tranh chống lại các quốc gia khác.
Ví dụ điển hình là virút Stuxnet bị nghi do Mỹ và Israel tung lên mạng để tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, hay việc tin tặc Trung Quốc thực hiện nhiều vụ tấn công gây chấn động. Việc Tập đoàn công nghệ Huawei bị cáo buộc có quan hệ với các cơ quan tình báo Trung Quốc cũng khiến các nước lo ngại.
Báo cáo của Học viện Quốc phòng Anh cho biết hiện mạng Internet đang phải đối mặt với một nguy cơ lớn, Internet sẽ bị “cát cứ”, bị phân chia thành những “ốc đảo quốc gia”, hoạt động theo yêu cầu và lợi ích của từng chính phủ.
Tất nhiên các chính phủ sẽ khẳng định chính sách này nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và chủ quyền. Tuy nhiên, Học viện Quốc phòng Anh cảnh báo việc “quân sự hóa” và “cát cứ” mạng Internet sẽ khiến những lợi ích to lớn mà mạng toàn cầu từng đem lại cho loài người sẽ bị hạn chế nghiêm trọng.
Một trong những tác động lớn nhất của Internet là việc các chính phủ, tổ chức, cá nhân ngày càng đưa ra các quyết định đúng đắn hơn, hiệu quả hơn nhờ năng lực tìm kiếm thông tin từ mọi chuyên gia, mọi vấn đề ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Việc “quân sự hóa” mạng Internet sẽ hạn chế tác động này.
Báo cáo cho rằng để tránh nguy cơ xung đột quân sự trên mạng Internet, chính quyền các nước cần thực hiện chính sách minh bạch thông tin một cách tối đa. “Mọi chiến lược và chính sách Internet cần phải được công bố công khai” - Học viện Quốc phòng Anh kêu gọi.
Lưu lượng mạng Internet đã tăng trưởng cực nhanh trong những năm qua. Hãng Cisco cho biết lưu lượng trên Internet có thể sẽ tăng từ mức 300 exabyte (triệu terabyte) năm 2011 lên 1.300 exabyte vào năm 2016.
Theo Nguyệt Phương
Tuổi trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng