Cánh rừng lớn thứ hai thế giới đang "nhả" lượng CO2 tích trữ cả ngàn năm ra môi trường và nguyên nhân do phá rừng
Cánh rừng nhiệt đới lớn thứ hai thế giới đang mất đi một lượng CO2 khổng lồ mà nó đã lưu trữ hàng ngàn năm. Đây chắc chắn là mối nguy không hề nhỏ đối với tình trạng biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên của Trái Đất.
Lưu vực Congo là khu vực rừng nhiệt đới lớn thứ hai trên Trái Đất. Giống như hầu hết các khu vực rừng nhiệt đới khác, nó đang bị con người phá hủy nghiêm trọng. Vấn nạn phá rừng không chỉ tác động tới biến đổi khí hậu do cây xanh hấp thụ CO2 mà còn gián tiếp "nhả" lượng CO2 đã bị nhốt giữ dưới lòng đất bấy lâu nay.
Những cánh rừng sau khi bị chặt hạ và đất được chuyển đổi sang mục đích nông nghiệp, lượng CO2 lưu trữ trong đất tại đây lên đến hàng trăm, hàng ngàn năm sẽ có cơ hội thoát ra ngoài.
Đất chứa một lượng lớn CO2, nhiều hơn cả bầu khí quyển và thảm thực vật sống cộng lại. Khoảng 1/3 lượng CO2 trên thế giới đang tích trữ trong đất ở các khu vực nhiệt đới. Nhưng đây cũng là nơi đang phải chịu sự biến động mạnh nhất do hoạt động khai thác rừng quá mức của con người, tình trạng gia tăng dân số, công nghiệp và nông nghiệp. Khi những cánh rừng bị mất đi, các nhà khoa học đang tự hỏi liệu các chất hữu cơ đang phân hủy ra khí CO2 dưới lòng đất rồi sẽ ra sao.
Câu hỏi này đặc biệt liên quan đến lưu vực Congo vì nơi đây đang xảy ra vấn nạn phá rừng để mở rộng đất nông nghiệp. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học bang Florida, nếu mọi thứ không sớm thay đổi, 20 tỷ tấn CO2 lưu trữ trong đất rừng Congo có nguy cơ sẽ phát thải ra môi trường.
Nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu nước sông từ 19 địa điểm ở vùng Kivu thuộc miền đông Cộng hòa dân chủ Congo, gồm nước từ các vùng rừng nguyên sinh đến các khu rừng đã bị phá hủy hoàn toàn.
Vấn nạn phá rừng và cháy rừng đang gián tiếp "nhả" lượng CO2 lưu trữ dưới mặt đất ra ngoài bầu khí quyền
Họ tiến hành phân tích carbon phóng xạ và cấu tạo hóa học của carbon hòa tan vào dòng sông chảy qua các cánh rừng. Từ đó nhóm nghiên cứu sẽ đánh giá được lượng CO2 lưu trữ trong đất rừng đang bị mất đi. Theo đó trong các dòng suối chảy qua vùng rừng bị phá ghi nhận nồng độ CO2 hòa tan cao hơn khoảng 900 triệu so với các dòng suối chảy qua vùng vẫn còn rừng.
Bên cạnh đó, một lượng CO2 không nhỏ thoát ra từ đất rừng tính đến nay đã bị nhốt giữ khoảng hơn 1500 năm. Điều này chỉ ra rằng, lượng CO2 tích tụ trong lòng đất đã từ lâu và nhờ có rừng nên chúng mới không bị thoát ra ngoài. Nhưng nếu đất bị chuyển sang mục đích nông nghiệp, CO2 sẽ có cơ hội thoát ra và bay vào bầu khí quyền. Đặc biệt tình trạng xói mòn đất do nạn phá rừng cũng khiến nguy cơ phát thải CO2 từ đất ngày càng cao.
Còn quá sớm để biết được lượng CO2 bay ra từ đất là bao nhiêu và nghiên cứu chỉ mới làm rõ quá trình phát thải CO2 từ lòng đất như thế nào. Hiện nhóm nghiên cứu đang tiến hành định lượng nồng độ CO2 thải ra môi trường từ đất nông nghiệp và hoạt động phá rừng để lấy đất trồng trọt.
Nhóm tác giả nhấn mạnh, ngăn chặn nạn phá rừng bằng mọi cách là phương pháp quan trọng nhất lúc này để không làm mọi thứ diễn biến xấu hơn. Hơn hết, các quốc gia, chính phủ cần có những biện pháp bảo vệ rừng bằng cách khai thác rừng hợp lý, giáo dục nông dân biết về các tác hại của việc phá rừng làm rẫy và các kỹ thuật để bảo vệ đất và chống phát thải CO2.
Tham khảo Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng