Cảnh sát khám cốp xe bị đánh cắp, thu được 8 khối đồng nặng 200kg: Chuyên gia ghép xong thì 'chết lặng'
Thứ trước mắt đó là gì mà khiến chuyên gia phải kinh ngạc đến thế?
- Có nữ đấu sĩ ở La Mã cổ đại không?
- Ẩn mình trong rừng nhiệt đới Amazon là một thành phố lớn với dân số 500.000 người, vẫn chưa thể tiếp cận được bằng đường bộ!
- Tại sao thiên thạch chủ yếu rơi ở vùng hoang dã mà hiếm khi rơi ở thành phố?
- Tại sao các tài xế trên đường cao tốc Tứ Xuyên-Tây Tạng của Trung Quốc luôn châm thuốc rồi ném ra ngoài cửa sổ?
- Tại sao kỵ binh Mông Cổ trong quá khứ lại mang một lượng lớn ngựa cái khi viễn chinh?
Mùa đông năm 1993, khi cảnh sát Tây An thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đang tăng cường kiểm soát trật tự, an toàn giao thông, họ vô tình “bắt” được cổ vật bằng đồng nặng 200 kg với tình trạng bị “chặt rời” thành nhiều mảnh.
Trước đó, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) đã thu giữ một chiếc ô tô bị đánh cắp và phát hiện trong cốp xe có một số đồ đạc được quấn chặt bằng vải. Sau khi tiến hành kiểm tra, đội cảnh sát giao thông ai nấy đều ngạc nhiên khi nhận thấy đây là những đồ vật bằng đồng nhưng đã bị những kẻ gian phân thành từng mảnh nhỏ hơn hòng qua mắt lực lượng cảnh sát, để rồi sau đó có ý định đem ghép lại và buôn bán.
Lực lượng CSGT sau đó đã bàn giao tổng cộng 8 hiện vật bằng đồng cho Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây, Trung Quốc. Các chuyên gia di tích văn hóa của bảo tàng đã không thể ngồi yên khi lần đầu tiên nhìn thấy những thứ này.
8 bộ phận bằng đồng này là kết quả của việc cắt một cổ vật bằng đồng khổng lồ (nghi là chiếc bình lớn) để thuận tiện cho việc cất giấu và vận chuyển. Kẻ gian đã 'xé lẻ' cổ vật này một cách không thương tiếc.
Cổ vật hiếm có thời nhà Tần
Sau một thời gian dài ghép nối cẩn thận, các chuyên gia đã khôi phục lại hình dáng thật của cổ vật bằng đồng này. Khi cổ vật được ghép xong, tất cả chuyên gia có mặt đều 'chết lặng'.
Hiện vật trước mắt họ là một cổ vật nghìn năm có một không hai trên đời. Rất hiếm để có thể có trong tay cổ vật này thời nay.
Đó là cặp rồng xoắn bằng đồng.
Hai con rồng bằng đồng đan xen vào nhau trong một tác phẩm đáng kinh ngạc. Thân rồng rỗng, dài gần hai mét, nặng khoảng 200 kg. Toàn thân chúng được trang trí bằng họa tiết vảy, đầu hơi vuông với đôi mắt lồi, mũi hếch và miệng mở.
Vẻ đẹp tinh tế của cổ vật này khiến tất cả chuyên gia của Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây lộ rõ niềm phấn khích cộng với sự hàm ơn lớn đối với đội CSGT bởi họ đã "cứu" được một báu vật quốc gia khỏi tay của bọn buôn lậu đồ cổ.
Các chuyên gia thẩm định, cổ vật này thuộc về nhà Tần thời Chiến Quốc cách đây hơn 2000 năm. Cặp rồng xoắn đáng kinh ngạc được chế tác thông qua đúc và hàn, và được sử dụng như một vật linh thiêng trong các nghi lễ thời xa xưa. Chúng phản ánh sự theo đuổi uy quyền và tráng lệ trong nền văn hóa Tần cách đây hơn 2.000 năm.
Theo chuyên gia của Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây, cặp rồng bằng đồng này có khí chất mạnh mẽ từ thời Chiến Quốc. Các hoa văn trang trí trên đầu, vảy trên thân rồng, cũng như các đặc điểm của mặt rồng đều phù hợp với đặc điểm của thời đại đó.
Tài năng hiếm có của nghệ nhân thời Tần khi đúc cặp rồng đồng xoắn này đỉnh cao đến mức khi ngắm nhìn cổ vật, người xem có thể cảm nhận được rằng: Cặp rồng đồng nặng 200kg đang nằm yên lặng nhưng cũng có thể bay lên trời bất cứ lúc nào. Từ đầu rồng, thân rồng đến đuôi rồng đều được chế tác tỉ mỉ và tinh xảo đến mức vô cùng hoàn hảo.
Hơn 2000 năm trở về trước, những nghệ nhân cổ đại đã phải có trí tưởng tượng nghệ thuật phong phú và kỹ năng điêu luyện đến mức nào mới có thể khiến con rồng trở nên "sống động" đến vậy.
China Daily (Trung Quốc) ngày 27/2/2024 đăng tải những bức ảnh thể hiện vẻ đẹp tinh xảo từ đầu-thân-đuôi rồng của cổ vật nghìn năm hiện đang được giữ gìn và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây:
Dữ liệu khảo cổ chưa từng có cổ vật bằng đồng này
Đối diện với báu vật văn hóa thời Chiến Quốc chưa từng có như vậy, các chuyên gia rất nóng lòng tìm hiểu xem nó dùng để làm gì, bởi vì trong dữ liệu khai quật khảo cổ học hiện đại chưa từng có cổ vật bằng đồng gây sốc như vậy.
Tuy nhiên, cuộc thẩm vấn của cơ quan công an không thu được thông tin hữu ích nào từ bọn buôn lậu. Không có cách nào để biết cổ vật đồng này đến từ đâu, nó bị cướp từ một ngôi mộ cổ hay bằng cách nào khác? Nếu manh mối này bị phá vỡ, các chuyên gia chỉ có thể tìm thấy câu trả lời từ các tài liệu cổ xưa.
Đến nay, các chuyên gia di tích văn hóa có 2 cách giải thích khác nhau về mục đích của “Cặp rồng đồng xoắn thời nhà Tần” này:
Đầu tiên là cặp rồng này là một vật hiến tế thuộc bộ 10 con rồng đồng khổng lồ, được bố trí hai con trong một nhóm, lần lượt đặt ở các hướng khác nhau.
Thứ hai là nó có thể là đế của một loại nhạc cụ cổ khổng lồ. Các chuyên gia suy đoán công dụng này của cặp rồng xoắn khi Trung Quốc trước đó khai quật được bộ chuông đồng nặng 5 tấn mỗi chiếc trong Lăng mộ Tăng Hầu Ất thời Xuân Thu-Chiến Quốc [Người này là một vị quân chủ của nước Tăng - chư hầu nhà Chu của Trung Quốc].
Trên thực tế, theo ghi chép trong sách cổ “Kao Gong Ji” - cuốn bách khoa toàn thư kỹ thuật lâu đời nhất được biết đến - và “Sử ký: Biên niên sử Tần Thủy Hoàng”, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước chư hầu, ông đã tái chế vũ khí bằng đồng của sáu vương quốc, nung chảy chúng, cho đúc lại thành chuông và các nhạc cụ nghi lễ lớn khác.
Dựa vào tính cách của Tần Thủy Hoàng, nghệ nhân xưa hoàn toàn (phải) đúc được một cổ vật bằng đồng uy nghi như vậy để thể hiện quyền lực hoàng gia tối cao.
Cặp rồng đồng xoắn này mang đến cho người xem những tác động thị giác vô hạn. Tất cả những ai nhìn thấy nó lần đầu tiên đều bị ấn tượng bởi vẻ uy nghiêm kỳ vĩ của nó.
Ngày nay, cổ vật thời nhà Tần này đã trở thành “Kho báu của Bảo tàng” và "Kho báu Quốc gia" của Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây. Cùng với bộ sưu tập hơn 1,7 triệu hiện vật di tích văn hóa, cặp rồng xoắn bằng đồng này vẫn hàng ngày thu hút sự chú ý, thưởng lãm của công chúng đến thăm quan bảo tàng.
Nếu có điều gì đáng tiếc thì đó chính là nguồn gốc của cặp rồng xoắn này vẫn còn là một ẩn số. Trong thời Chiến Quốc hơn 2000 năm trước, ai có đủ tư cách sở hữu một báu vật tuyệt đẹp như vậy?
Văn hóa nhà Tần có truyền thống theo đuổi sự vĩ đại. Những tác phẩm nghệ thuật bằng đồng khổng lồ từ thời nhà Tần xa xôi để lại niềm say mê vô tận cho những ai ghé thăm bảo tàng.
Tham khảo: China Daily, Sohu
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng