CATL phát triển nền tảng pin xe điện chịu va đập mạnh không phát nổ
VOV.VN - CATL ra mắt nền tảng khung gầm xe điện Panshi với khả năng chịu va chạm trực diện tốc độ 120 km/h mà không bốc cháy, giúp giảm chi phí phát triển EV và thu hút các nhà sản xuất xe cao cấp lẫn phổ thông. Nền tảng này đánh dấu bước tiến lớn về an toàn và hiệu quả trong ngành xe điện toàn cầu
- Đối tác pin số 1 thế giới của VinFast ra mắt sản phẩm mới: Bị đâm ở 120km/h không cháy nổ, đi 1.000km/sạc
- Nở rộ đầu tư trạm sạc xe điện
- Công ty do con trai ông Phạm Nhật Vượng làm CEO trở thành đơn vị cho thuê xe lớn nhất Việt Nam sau 4 tháng thành lập, ra mắt một dòng bia để tặng khách
- Hỏi 14.000 người chuẩn bị mua ô tô, câu trả lời cho thấy những xe như VinFast VF 9 đang 'hot' thế nào
- Bị hỏi về việc ra mắt xe điện "Redmi Car" giá rẻ, chủ tịch Xiaomi nói gì?
Contemporary Amperex Technology (CATL), công ty sản xuất pin xe điện lớn nhất thế giới, vừa ra mắt nền tảng khung gầm xe điện mới với tên gọi "Panshi" (nghĩa là "nền tảng" trong tiếng Trung). Điểm nổi bật của nền tảng này là khả năng chịu được va chạm trực diện ở tốc độ 120 km/h mà không bốc cháy hay phát nổ, một bước tiến lớn về an toàn xe điện.
CATL nhắm đến việc cung cấp nền tảng này cho các hãng xe hơi cao cấp nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển và giảm chi phí sản xuất. Theo báo cáo của Reuters, Chủ tịch CATL cho biết việc sử dụng nền tảng Panshi có thể cắt giảm chi phí phát triển xe điện từ hàng tỷ USD xuống còn khoảng 10 triệu USD. Điều này có thể giúp các công ty nhỏ đạt được lợi nhuận chỉ với sản lượng 10.000 xe mỗi năm, mở ra cơ hội cho các nhà sản xuất xe điện mới tại các nền kinh tế chưa có ngành công nghiệp ô tô phát triển.
Công ty đặt mục tiêu bán nền tảng này cho các nhà sản xuất ô tô cao cấp đang tìm cách đẩy nhanh quá trình phát triển và giảm chi phí, Reuters đưa tin. Vào tháng 11, chủ tịch CATL Robin Zeng đã tiết lộ dự án với hãng thông tấn này, cho biết dự án có thể cắt giảm chi phí phát triển một chiếc EV mới từ hàng tỷ đô la xuống chỉ còn 10 triệu đô la, về cơ bản là giúp một công ty EV ngách có lãi bằng cách chỉ bán được 10.000 xe mỗi năm.
CATL đã giới thiệu nền tảng này tới Porsche cho một mẫu xe sang tiềm năng cũng như các nhà đầu tư tại UAE mong muốn khởi động thương hiệu xe điện riêng. Nền tảng Panshi cũng là yếu tố quan trọng trong chiến lược mở rộng của CATL, hiện chiếm khoảng 37% thị phần toàn cầu trong lĩnh vực pin xe điện.
Đây không phải lần đầu tiên CATL nhắc đến khái niệm khung gầm tích hợp thông minh (CIIC). Cuối năm ngoái, công ty từng thử nghiệm nền tảng này trên một mẫu xe phân khúc B, nổi bật với phạm vi hoạt động 1.000 km và khả năng sạc nhanh, giúp xe di chuyển thêm 300 km chỉ trong 5 phút. Dù ban đầu hướng đến các hãng xe cao cấp, mức chi phí thấp của nền tảng này cũng thu hút sự quan tâm từ các hãng xe phổ thông, bao gồm cả các dự án như mẫu xe điện Perodua sắp ra mắt.
Ngoài nền tảng Panshi, CATL cũng mở rộng nghiên cứu sang lưới điện vi mô và dịch vụ hoán đổi pin, với mục tiêu củng cố vị thế hàng đầu trên thị trường toàn cầu và tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng