Câu chuyện Bokeh: có phải xóa phông mù mịt lúc nào cũng tốt?
Phần mờ Bokeh như thế nào mới là đẹp, chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây của kênh Denae & Andrew để tìm ra câu trả lời.
"Bokeh" là một thuật ngữ nhiếp ảnh mô tả hiện tượng mờ nhòe của các vùng nằm ngoài khu vực được lấy nét trong một bức ảnh. Chính vì vậy, "bokeh" trở thành một phần quan trọng trong một số thể loại nhiếp ảnh, đặc biệt như ảnh chân dung mà chúng ta hay gọi là "chân dung xóa phông". Chính việc phần phông nền được làm mờ giúp cho bức ảnh cô lập và làm nổi bật chủ thể sẽ mang lại sự tập trung cho người xem ảnh. Tuy nhiên, phần mờ Bokeh như thế nào mới là đẹp, chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây của kênh Denae & Andrew. Bài viết thể hiện quan điểm và ý kiến cá nhân của tác giả.
Bokeh is overrated
Tôi đã xem và đọc nhiều bài đánh giá về ống kính của cộng đồng nhiếp ảnh trong đó thường đề cập đến việc đánh giá chất lượng của ống kính thông qua việc nó tạo ra hiệu ứng "bokeh" như thế nào. Điều khiến tôi rất ngạc nhiên là đôi khi chúng ta quên rằng bokeh chỉ là phần phông mờ nền của ảnh, và quan trọng là có vấn đề gì không đối với một người bình thường còn chưa hề biết đến bokeh.
Chính vì vậy, tôi đã bắt đầu với việc chụp các bức ảnh với hoàn cảnh và chủ thể khác nhau cùng với khẩu độ khác nhau chỉ có khoảng cách là không đổi. Tôi cố gắng giữ cho khoảng cách từ chủ thể đến máy ảnh là khoảng 4ft (tương đương 1,2m) và từ chủ thể đến phần hậu cảnh là 6ft (tương đương 1,8m). Chiếc máy ảnh tôi dùng là một mirrorless Fuji APS-C và ống kính 56mm f/1.2.
Sau đó tôi đã tiến hành một khảo sát nhỏ với các cặp ảnh bao gồm một ảnh mở khẩu độ lớn cùng với đó là các bức ảnh có khẩu độ nhỏ hơn. Để tránh cho người tham gia bị phân tâm về sự khác biệt chính của các bức ảnh là độ sâu trường ảnh (depth of field), tôi đã thêm vào giữa những bức ảnh khảo sát một vài tấm ảnh tương tự nhưng vẫn hơi khác chút để sự khác biệt này trở nên ngẫu nhiên.
So sánh giữa khẩu độ lớn nhất và các khẩu độ khác nhưng ở giữa vẫn chèn các cặp ảnh để tạo sự khác biệt không quá đáng kể.
Với mỗi cặp ảnh tôi sẽ hỏi người tham gia xem đâu là bức ảnh tốt hơn và tôi cũng không đưa ra tiêu chí thế nào là tốt, tôi để mở phần đó. Và tôi đã tiến hành khảo sát trên 52 người không phải là nhiếp ảnh gia về việc lựa chọn đâu là bức ảnh tốt.
Có hai điều mà tôi quan tâm. Đầu tiên là khẩu độ nào mọi người thích khi chụp với cùng 1 khoảng cách và 1 đối tượng hay nói cách khác là điểm khác biệt nào giữa các khẩu độ mà người dùng bắt đầu nhận thấy được một "bức ảnh tốt hơn". Và thứ 2 đó chính là khi nào thì người dùng sẽ bắt đầu đề cập đến bokeh cho sự lựa chọn của họ.
Ở cặp ảnh đầu tiên có sự khác nhau rất nhỏ về hậu cảnh mờ của cả hai khẩu độ. Chỉ có 5 người nhận ra sự khác nhau về độ nét trên khuôn mặt chủ thể. 10 người đã không đưa ra sự lựa chọn.
Có đến 30 người không nhận ra sự khác biệt giữa hai bức ảnh và không đưa ra được lựa chọn. Số lượng người lựa chọn cho cả hai bức bằng nhau.
Chỉ có 4 người đề cập đến sự khác nhau về độ mờ của phần nền hai bức ảnh. Đã có sự chênh lệch lớn về lựa chọn giữa 2 bức ảnh với lý do chủ đạo là khi chụp tại f/2 đã cho ra nhiều chi tiết hình ảnh hơn.
Hầu hết ý kiến đều đề cập đến độ nét, chi tiết hình ảnh, chỉ duy nhất 1 ý kiến về sự khác nhau của độ mờ nền hai bức ảnh. Và lượt vote vẫn nghiêng về phía khẩu độ nhỏ hơn.
Bức ảnh này đánh dấu lần đầu tiên có rất nhiều người sử dụng đề cập đến độ nét, chi tiết, lấy nét... Có 12 người đề cập đến phần hậu cạnh mờ của bức ảnh. Lượt lựa chọn vẫn nghiêng về khẩu độ nhỏ, tuy không nhiều.
Bức ảnh đánh dấu sự chênh lệch rõ rệt giữa khẩu độ lớn và khẩu độ nhỏ sau khi so sánh với khẩu độ f/2.
Sự chênh lệch quá lớn khi chỉ có 3 người lựa chọn ảnh chụp với khẩu lớn nhất f/1.2.
Một lần duy nhất khi đa số người chọn bức ảnh chụp tại khẩu lớn nhất f/1.2 có lẽ vì phần nền của bức ảnh chụp tại f/4 khá lộn xộn.
Đa số người lựa chọn bức ảnh chụp tại khẩu độ f/5.6 vì nó nhiều chi tiết và không bị mờ.
Ngay với khẩu độ f/8, đa số người vẫn chọn bức ảnh có khẩu độ nhỏ và phần phông nền không bị làm mờ quá nhiều.
Và có hai điều tôi nhận ra đó là đến khi sự khác biệt rõ rệt về phần phông nền với khẩu độ f/1.2 và f/2.8 (trên máy anh APS-C và ống kính 56mm) thì người được khảo sát mới nhắc đến sự khác nhau của phần nền. Trước đó tại các khẩu độ lớn hơn, mọi người thường ít đề cập đến sự khác nhau này.
Qua khảo sát này chúng ta có thể rút ra 2 điều. Đầu tiên đó là đừng quá chú ý đến bokeh cũng như sự mờ nhòe của phần hậu cảnh vì có rất nhiều cách để bạn có thể tạo nên một sự liên kết giữa hậu cảnh và chủ thể bằng bố cục, ánh sáng tương phản... Đó là chưa kể phần hậu cảnh rất quan trọng trong một số trường hợp vì nó thể hiện bối cảnh cũng như không gian của bức ảnh. Thứ 2 đó là nếu không phải là một người hiểu về nhiếp ảnh thì hầu như sẽ không chú ý đến sự khác biệt không quá rõ ràng giữa độ mờ hậu cảnh của các bức ảnh giống nhau. Chính vì vậy, hãy chú ý đến những thành phần khác của ảnh hơn là quan tâm đến một ống kính khẩu độ lớn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng