Câu chuyện giàu có suốt 700 năm chỉ nhờ làm trang trại của một gia tộc và bí mật trở thành tỷ phú ở châu Âu
Viện kinh tế quốc tế Peterson (PIIE) cho biết 1/3 số người giàu ở Italy hiện nay là do nhận tài sản thừa kế từ cha ông. Con số này là 29% ở Mỹ và chỉ 2% ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nhà vô địch về kế thừa tài sản phải nói đến Đức khi 65% tỷ phú tại đây là nhờ thừa kế di sản cha ông.
Đối với Lamberto Frescobaldi, cuộc sống dường như khá dễ thở khi doanh nhân 53 tuổi này điều hành công việc kinh doanh rượu vang của gia đình. Tuy nhiên, điều đáng nói là thành công của Frescobaldi bị ảnh hưởng rất lớn từ sự truyền thừa và tích lũy tài sản của cha ông.
Hiện ông Lamberto đang là chủ tịch của tập đoàn Marchesi Frescobaldi Group, công ty sản xuất 11 triệu chai rượu vang mỗi năm và là một trong những doanh nghiệp lớn nhất tại Italy.
Đế chế kinh doanh của dòng họ Frescobaldi bắt đầu từ năm 1000 thông qua buôn gỗ. Đến khoảng năm 1200, gia tộc này chuyển sang cho vay tài chính tại Anh khi Vua Edward I tiến hành chiến tranh với nước Pháp và xứ Wales. Đến năm 1308, gia tộc này bắt đầu tham gia ngành sản xuất rượu vang và giữ vững vị thế độc tôn trong ngành từ đó đến nay.
Ông Lamberto Frescobaldi
Gia tộc của Frescobaldi đã từng tham gia sáng lập ngân hàng cho đế quốc Phổ cách đây 500 năm và tổng số tài sản những người trong dòng họ này nắm giữ thậm chí trải dài trên khắp Châu Âu, Châu Á và Mỹ. Theo các nghiên cứu, gia tộc Frescobaldi đã cho xây dựng rất nhiều công trình văn hóa lịch sử cho vùng Florence và Italy.
Các so sánh về mức đóng thuế tại Italy vào năm 1427 và năm 2011 cho thấy sự truyền thừa lâu dài của dòng họ Frescobaldi với kinh tế, xã hội của vùng Florence.
Con vua thì lại làm vua
Những người con trong dòng họ như ông Frescobaldi mặc dù được sống một cuộc sống thoải mái, giàu sang nhưng họ bị kìm kẹp bởi các quy tắc giáo dục, mối quan hệ thượng lưu và khu vực sinh sống nhằm bảo vệ khối tài sản khổng lồ cho gia tộc.
Quá trình gìn giữ tài sản suốt 700 năm khiến những người con cháu trong gia tộc Frescobaldi duy trì được các mối quan hệ mà mọi người gọi là "thượng lưu". Những thế hệ sau của gia tộc này luôn được giáo dục và phân phối tài sản nhất định nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng cũng như "đế chế" của mình trong giới thượng lưu.
Câu chuyện của gia tộc Frescobaldi không có gì lạ với người Phương Tây. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng trung ương Italy (BoI), những gia đình giàu nhất vùng Florentine hiện nay vốn từng là những thành phần của tầng lớp thượng lưu cách đây 600 năm.
Trong khi đó, báo cáo của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho thấy không chỉ tài sản, thu nhập của nhiều nhà giàu hiện nay được truyền thừa mà ngay cả những ngành nghề lâu đời cũng được duy trì qua nhiều thế hệ, thành lập nên những công ty nhỏ giàu truyền thống ở Châu Âu.
Tỷ lệ tỷ phú thừa kế tại các nước
Đồng quan điểm trên, Viện kinh tế quốc tế Peterson (PIIE) cho biết 1/3 số người giàu ở Italy hiện nay là do nhận tài sản thừa kế từ cha ông. Con số này là 29% ở Mỹ và chỉ 2% ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nói về kế thừa tài sản thì phải nói đến Đức khi 65% tỷ phú tại đây là nhờ thừa kế di sản cha ông trong khi con số này thậm chí đạt gần 100% tại Phần Lan. Bình quân, khoảng 50% số tỷ phú hiện nay ở châu Âu là những người thừa kế tài sản của một ai đó.
Việc Đức hay Phần Lan nổi tiếng về thừa kế không có gì là lạ khi những công ty vừa và nhỏ, có truyền thống lâu đời là xương sống của các nền kinh tế này. Chính sách của chính quyền Berlin cho phép những gia tộc giàu có truyền thừa tài sản cho con cháu mà phải chịu khoản thuế rất thấp trong khi cuộc sống yên bình khiến Phần Lan dễ dàng thừa kế tài sản cho con cháu.
Rủi ro từ nền kinh tế "thừa kế"
Việc di sản quá nhiều tiền bạc cho con cháu và sự tập trung tài sản vào một bộ phận tầng lớp thượng lưu đang khiến nền kinh tế Châu Âu gặp nhiều rủi ro so với Mỹ. Tỷ lệ tăng trưởng thực của Mỹ tính từ năm 2007 đến nay đạt 9,9% trong khi Liên minh Châu Âu (EU) chỉ đạt 2,8%. GDP bình quân đầu người của EU cũng thấp hơn 1/3 so với Mỹ trong khi tỷ lệ thất nghiệp lại cao gần gấp đôi.
Lâu đài Nipozzano Castle của gia tộc Frescobaldi
Trong khi nền kinh tế Mỹ liên tục mở rộng, qua đó cần thêm nhiều lao động và tạo ra việc làm thì Châu Âu lại trì trệ với những gã nhà giàu kế thừa qua từng thế hệ. Theo giáo sư Antonio Schizzerotto của trường đại học Trento, sự trì trệ và bất bình đẳng trong phân phối tài sản này sẽ khiến tăng trưởng của Châu Âu gặp rủi ro.
Việc tài sản tích lũy trong tay một nhóm người khiến đại đa số người dân khác bị mất cơ hội cũng như kém khả năng cạnh tranh hơn. Điều này hoàn toàn khác biệt so với những nền kinh tế đang bùng nổ, khi giới "thượng lưu" chưa nắm giữ nhiều tài nguyên và vẫn còn cơ hội cho đại đa số người dân.
Ngoài ra, ông Count Alexander Fugger Babenhausen, một doanh nhân người Đức bỏ công việc tại một ngân hàng đầu tư ở London để quay về quản lý tài sản gia đình cho biết việc thừa kế khối tài sản khổng lồ không phải một công việc dễ dàng bởi chỉ một quyết định sai lầm, khối tài sản này sẽ biến mất sau vài thế hệ tích lũy. Hiện ông Babenhausen đang là giám đốc của Fuggerei, hãng chuyên kinh doanh các phức hợp căn hộ cho thuê giá rẻ, được Jakob Fugger sáng lập từ năm 1521.
Tượng Piazza di Santa Croce tại Florence, một trong những công trình kiến trúc cổ được xây dựng bởi gia tộc Frescobaldi
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng