Với giá từ 4.000 đến 20.000 USD, một thiết bị đã qua sử dụng là cách duy nhất hàng triệu người có thể tiếp cận được với những thiệt bị giúp cứu lấy tính mạng họ.
Hàng triệu bộ phận cơ thể giả sẽ ra sao khi chủ nhân của chúng đã chết hoặc không còn cần đến chúng nữa? Dưới sự giám sát của các cai ngục, một số tù nhân trong trang phục tù màu xanh tại trại giam ở Hạt Davidson đang vật lộn với mớ chân giả. Công việc của họ bao gồm việc tháo rời ốc vít, các điểm nối và các bộ phận khác.
Phân xưởng của họ là nơi hợp tác với Standing With Hope, một tổ chức từ thiện có trụ sở tại thành phố Nashville, bang Tennessee, Hoa Kỳ với mục đích tái sử dụng các bộ phận giả trên cơ thể để gửi đến các nước đang phát triển. Các chân giả được tháo rời sẽ được gửi đến Ghana, nơi các bác sỹ địa phương sẽ sử dụng chúng cho các bệnh nhân, tuy nhiên những bộ phận cơ thể giả khác thường có số phận khác.
Công nghệ y học tiên tiến ngày nay đồng nghĩa với việc con người ngày càng có nhiều lựa chọn giữa các bộ phận cơ thể giả, từ tay, chân, khớp hông, vai, khớp gối, khủy tay, răng giả cho tới chất độn ngực. Cần phải xử lý những bộ phận này ra sao khi chúng không còn cần thiết? Những chất chậm tiêu hủy như chất độn ngực và các khớp giả thường không được tháo rời sau khi chủ nhân đã qua đời, một phần vì không có lý do để làm như vậy và vì chúng gây hại đến môi trường.
Vì vậy, các nhà khảo cổ học của những thế kỷ tới nhiều khả năng sẽ phát hiện các túi silicone, răng giả và xương bằng kim loại dưới các nấm mộ. Đối với các trường hợp hỏa táng, silicone có thể sẽ bị thiêu ra tro, nhưng những bộ phận giả bằng kim loại thì thường được tháo rời vào xử lý riêng. Trong những năm gần đây, nhiều công ty đã bắt đầu tái sử dụng những bộ phận như vậy. Công ty Orthometals tại Hà Lan là một ví dụ. Họ thu thập 250 tấn kim loại mỗi năm từ hàng trăm ca hỏa táng ở châu Âu. Tại cơ sở của công ty này ở Steenbergen, các kim loại này được phân loại và được nung chảy trước khi bán cho các công sản xuất xe hoặc máy bay. Hãy tưởng tượng sau khi chết, một bộ phận nào đó trên cơ thể của bạn sẽ trở thành một phần của máy bay, một cánh quạt từ máy phát điện gió.
Máy tạo nhịp tim thì thường được tháo rời trước khi hỏa táng do pin có thể bị nổ nếu bị làm nóng. Các dây thần kinh tủy nhân tạo cũng được xử lý tương tự do chạy bằng điện. Một khi được tháo rời, các thiết bị điện tử này thường bị tiêu hủy. Luật pháp tại Hoa Kỳ cũng như các nước châu Âu không cho phép tái sử dụng chúng. Tuy nhiên tại các nước đang phát triển lại là một câu chuyện khác. Với giá từ 4.000 đến 20.000 USD, một thiết bị đã qua sử dụng là cách duy nhất hàng triệu người có thể tiếp cận được với những thiệt bị giúp cứu lấy tính mạng họ. Một dự án với tên gọi My Heart Your Heart tại Hoa Kỳ đã thực hiện nghiên cứu đối với 75 bệnh nhân sử dụng các máy cũ và nhận thấy không có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc trục trặc trong quá trình hoạt động.
Cũng giống như những người hiến nội tạng, những người với các bộ phận cơ thể giả cũng có thể chọn hiến các bộ phận này cho người khác trước khi lìa đời, dù đó là một người đàn ông bị bệnh tim ở Ấn Độ, một người phụ nữ phải giải phẩu khớp hông ở Hoa Kỳ hay một đứa trẻ bị cụt chân ở Ghana. Bên cạnh đó, không chỉ người cho và người nhận được hưởng lợi từ quy trình này. Một trong các tù nhân tại phân xưởng ở nhà tù tại Hạt Davidson nói với Peter, một thành viên của dự án My Heart Your Heart:"Tôi được làm một điều gì đó bổ ích với đôi tay của mình. Tôi chưa từng làm điều gì bổ ích bằng đôi tay của mình cả".
Chân tay giả không phải là một khái niệm mới đối với con người, một số nhà nghiên cứu về lịch sử cho rằng các bộ phận cơ thể người nhân tạo sớm nhất trên thế giới là hai ngón chân nhân tạo có từ Ai Cập cổ đại. Các bộ phận giả trước đó chủ yếu được làm ra để trang trí, nhưng ngón chân nhân tạo ở Ai Cập là minh chứng sớm nhất về chức năng hoạt động một thiết bị chi giả. Đầu thế kỷ 16, bác sỹ quân y người Pháp Ambroise Paré, một người đi tiên phong trong các kỹ thuật phẫu thuật và y khoa chiến trường, đã thiết kế không ít các bộ phận giả ví dụ như mắt giả làm từ vàng, bạc, gốm sứ và thuỷ tinh.
Tiếp đó, năm 1690, bác sỹ phẫu thuật người Hà Lan Pieter Verduyn đã phát triển hẳn một bộ chân giả ngắn để thay thế phần chi bị cụt ở các bệnh nhân, điều đặc biệt là đầu tiếp nối giữ chân giả với phần bị cụt là một miếng da thuộc để tránh làm đau bệnh nhân. Đến năm 1840, kỹ thuật gây mê lâm sàng khi phẫu thuật được chứng nhận đã tạo ra một bước tiến lớn đối với việc hỗ trợ những bệnh nhân mất chi trong quá trình cắt bỏ phần hỏng để thay thế các bộ phận giả vào.
Khoảng năm 1900, các nhà thiết kế chi giả tiên phong bắt đầu ý tưởng sáng tạo chân tay giả chuyên biệt, không chỉ dùng để trang trí. Một ví dụ điển hình là cánh tay nhân tạo dành cho nghệ sĩ piano từng biểu diễn ở nhà hát Royal Albert Hall, London năm 1906. Bàn tay giả có các ngón tay mở rộng; ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn nhỏ hơn bình thường; đầu ngón cái và ngón út được độn bông. Chân tay giả được sản xuất hàng loạt lần đầu tiên trong Đệ nhất Thế chiến. Tại Hoa Kỳ, bệnh viện quân đội Walter Reed từng sản xuất số lượng lớn cho các cựu binh trở về từ chiến tranh. Móc hàn và một số công cụ khác được lắp vào tay giả, giúp họ làm việc và bắt đầu cuộc sống mới.
Tay nhân tạo có móc được D.W.Dorrance phát minh trước Đệ nhất Thế chiến và trở nên phổ biến với người lao động sau chiến tranh, khi họ có thể sử dụng chúng để cầm nắm và điều chỉnh đồ vật. Đây là một trong ít thiết kế ít thay đổi trong thế kỷ qua. Những năm 1930, Dorrance còn chứng minh được tính đa năng của tay giả này khi dùng nó để lái xe. Bệnh viện Queen Mary ở Anh trở thành trung tâm sản xuất chân tay giả trong Đệ nhị Thế chiến, bắt đầu từ 1939. Chỉ trong năm đầu tiên, 10.987 người được hưởng trợ cấp chiến tranh đã đến đây và 16.251 bộ phận chân tay giả được gửi qua đường bưu điện. Nhà máy mở rộng quy mô hoạt động khi chiến tranh bùng nổ, vì họ nghĩ rằng khoảng 40.000 quân nhân Anh đã mất chân tay trong TĐệ nhất Thế chiến Tuy nhiên, con số này ở Đệ nhị Thế chiến chỉ bằng một nửa. Kỹ thuật điều trị nhiễm trùng, phương pháp phẫu thuật tiến bộ và lượng máu sẵn có đã giảm số người phải cắt chân, tay.
Tham khảo BCC, HowStuffsWork
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng