Dù được coi là những công nghệ đi đầu trong thời đại của mình, nhưng có vẻ như việc ra đời quá sớm đã khiến những những cánh diều này phải "chết yểu".
1. Apple Newton
Tiền thân của những chiếc máy tính bảng hay điện thoại thông minh ngày nay được ra đời vào năm 1993 với tên gọi Apple Newton PDA hay MessagePad được ra mắt vào năm 1993. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, đây chỉ đơn thuần là 1 thiết bị có chứa các ứng dụng quản lý thông tin cá nhân và hoặc nhận dạng chữ viết.
Để cho ra được những sản phẩm sáng tạo như vậy, Apple đã phải chi tới 500 triệu USD để thương mại hóa được dòng sản phẩm Newton. Tuy nhiên, với mức giá cao ngất ngưởng khoảng 700 USD cho 1 sản phẩm, cùng việc xuất hiện những sai sót trong phần mềm, nên vào 1998, những chiếc máy này đã phải tạm ngưng sản xuất.
2. Betamax
Trong những thập niên 70, Betamax và VHS là 2 trong số ít những tên tuổi được phổ biến trên thị trường đầu máy video thế hệ mới. Mặc dù Betamax tỏ ra hoàn toàn vượt trội về mặt chất lượng như màu sắc, độ phân giải cao, tiết kiệm tài nguyên và đặc biệt là xuất hiện VHS, thế nhưng, sự thật là công nghệ này đã không có được sự đón nhận từ người dùng như đối thủ của mình.
3. Nokia N-Gage
Được Nokia chính thức tung ra vào năm 2003, N-Gage đã tạo ra rất nhiều sự tò mò cũng như hiếu kì cho người dùng, khi lần đầu tiên, 1 chiếc điện thoại được ra đời hầu như chỉ phục vụ nhu cầu chơi game. Thế nhưng, rủi thay, vào thời điểm đó, máy đã vấp phải sự cạnh tranh rất khốc liệt từ phía Nintendo với chiếc máy chơi game Game Boy Advance huyền thoại - mong ước của biết bao thanh niên lúc đó.
Bởi chính thiết kế lạ, giá bán cao cũng như sự sắp xếp bố cục thiết bị chưa thực sự hợp lý, màn hình quá nhỏ còn thân máy quá lớn đã khiến Nokia đưa ra quyết định "treo" dự án N-Gage chỉ 2 năm sau đó.
4. Palm Treo
Được coi là 1 trong những chiếc smartphone đầu tiên trên thế giới, Palm Treo mang tới cho người dùng những trải nghiệm "thông minh" như lên lịch, ghi chép, quay số trực tiếp và email. Trong đó, phiên bản đầu tiên của thiết bị này là chiếc Treo 90 ra đời vào năm năm 2002 - 5 năm trước khi chiếc iPhone đầu tiên xuất hiện. Thế nhưng, chính bởi thiết kế khá "dị" và nhiều tính năng còn bị bỏ sót nên Palm Treo đã sớm phải chia tay giới công nghệ vào năm 2009.
5. Sega Channel
Vào năm 1993, khi nhắc tới những trò chơi điện tử hay game trực tuyến, người ta sẽ nhớ về Sega Channel. Theo đó, không chỉ cho phép người dùng chơi độc lập, những thiết bị chơi game của hãng còn giúp các game thủ đọ sắc cùng nhau thông qua truyền hình cáp. Tuy nhiên, có vẻ như khi đó, lối chơi này vẫn chưa được thịnh hành khi chẳng ai muốn bỏ ra 1 khoản phí đắt đỏ để chơi game với những người không quen biết. Sau này, khi PlayStation Network, Xbox Live và Steam ra đời, người ta đã phải "thầm" cảm ơn những cống hiến từ Sega Channel trước đó, khi dịch vụ này bị đóng cửa vào năm 1998.
6. LiveJournal
Ít người biết rằng, trước khi những Facebook, Twitter ra đời, dịch vụ tiền thân của những mạng xã hội này có tên gọi là LiveJournal - 1 trang web hoạt động theo kiểu các trang blog và cho phép người dùng kết bạn cũng như tìm hiểu về đối phương. Dù ra đời rất sớm - vào năm 1999, nhưng LiveJournal cũng cung cấp cho người dùng những tính năng khá đầy đủ như cộng đồng trực tuyến, kết bạn, tặng quà, chơi game... Thế nhưng, vào thời điểm đó, có vẻ việc phổ cập máy tính hay internet vẫn là điều gì đó quá xa xỉ nên dịch vụ đã không nhận được những thành công như kì vọng.
7. Microsoft SPOT smartwatch
Nói không ngoa thì Microsoft chính 1 trong số ít những nhà sản xuất đầu tiên tung ra 1 chiếc smartwatch - hoạt động theo phương thức Internet of Things ngày nay. Được biết, ngoài những tính năng cơ bản của 1 chiếc đồng hồ điện tử, SPOT còn cho phép người dùng điều khiển cũng như tương tác với các thiết bị thông minh khác thông qua một phần mềm đặc biệt. Dù sản phẩm đeo đầu tiên của Microsoft đã sớm ra đời vào năm 2004 nhưng chỉ 4 năm sau đó, SPOT đã chính thức bị tạm ngưng sản xuất.
8. Sony Glasstron
Ngày nay, chúng ta đã nhắc rất nhiều tới các thiết bị thực tế ảo cho phép người dùng chìm đắm vào thế giới 3 chiều như Oculus Rift, Google Glass, Microsoft HoloLens nhưng sự thật là Sony mới chính là kẻ thức thời. Được biết, vào năm 1997, hãng sản xuất Nhật Bản đã từng tiết lộ về 1 thiết bị đeo trên đầu với tên gọi Glasstron, không chỉ cung cấp cho người dùng 2 màn hình LCD mà còn là tai nghe công nghệ cao kết nối trực tếp với máy tính. Đáng tiếc là tính cho tới thời điểm hiện tại, Sony Glasstron vẫn chỉ là 1 sản phẩm thử nghiệm và chưa bao giờ thực sự được đưa ra "ánh sáng".
9. Logitech Revue
Trước khi những Android TV được ra đời, vào năm 2010, Google đã từng thử nghiệm 1 thiết bị điện tử với tên gọi Logitech Revue - cho phép người dùng dễ dàng lướt web và chat video. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, có vẻ như người dùng vẫn chưa "tiếp cận" những dịch vụ tiên tiến như smart TV. Và phải mãi cho tới tháng 6 năm ngoái, khi nhu cầu smart TV tăng cao, những dịch vụ kiểu Android Box mới chính thức trở nên thịnh hành.
10. Polaroid Polavision
Mỗi khi nghĩ tới các mạng xã hội video, chúng ta thường nhắc đến Youtube. Tuy nhiên, đây lại không phải 1 công nghệ đi đầu khi vào năm 1977, người ta đã từng phát minh ra Polaroid Polavision - 1 hệ thống máy quay phim ngay tức thì, giúp người dùng có thể dễ dàng lưu trữ video trong băng hình rồi chơi lại chúng trong 1 thiết bị VCR. Đáng tiếc, vào thời đó, đây được coi là những công nghệ khá "dị" và Polaroid Polavision đã chính thức bị khai tử vào năm 1979.
Tham khảo: telegraph
>>Dân thường thì yêu công nghệ, còn với tội phạm, dumb phone là thiên đường
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng