Câu trả lời của Trung Quốc với kính viễn vọng Hubble: tầm quan sát rộng hơn tới 300 lần
Mẫu kính viễn vọng không gian trong tương lai của Trung Quốc sẽ có tầm quan sát lớn gấp 300 lần so với kính viễn vọng Hubble của Mỹ.
Trung Quốc đang nổi lên như một cường quốc không chỉ về kinh tế, khoa học quân sự và nay là khoa học vũ trụ. Quốc hội Trung Quốc mới đây đã chính thức công bố chương trình kính viễn vọng không gian.
Mô hình ráp nối giữa kính thiên văn và trạm không gian của Trung Quốc
Đây là một chương trình đầy tham vọng giúp Trung Quốc sánh ngang với các cường quốc về khoa học vũ trụ như Mỹ và Nga. Đặc biệt, kính viễn vọng không gian của Trung Quốc được kỳ vọng sẽ đánh bại kính viễn vọng Hubble do người Mỹ xây dựng từ thế kỷ trước. Cho đến nay đây vẫn là chiếc kính thiên văn có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong nghiên cứu vũ trụ.
Phó chủ tịch Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc kiêm Chủ tịch nhà thầu hàng không vũ trụ (CASC) của Trung Quốc, ông Zhang Yulin cho biết, kính viễn vọng không gian của nước này sẽ sở hữu một ống kính với đường kính dài tới hơn 2 mét và tầm quan sát lớn hơn gấp 300 lần so với kính viễn vọng Hubble. Mặc dù mang kích thước lớn như vậy nhưng chất lượng độ phân giải hình ảnh vẫn sẽ được giữ nguyên vẹn.
Các nhà khoa học tin tưởng nhờ tầm quan sát rộng hơn, kính có thể khảo sát tới 40% không gian vũ trụ trong vòng 10 năm.
Mô phỏng thiết kế kính viễn vọng của Trung Quốc
Zhou Jianping, người đứng đầu chương trình không gian có người lái của Trung Quốc khẳng định, tầm nhìn rộng đem tới hình ảnh có độ trung thực và sắc nét cao hơn. Đồng thời, kính viễn vọng cũng sẽ hỗ trợ các nhà khoa học tìm kiếm vật chất tối, năng lượng tối và nhiều hành tinh xa xôi.
Zhang cho biết, thiết bị khổng lồ này sẽ được bố trí gần trạm không gian Tiangong 3 trong tương lai của Trung Quốc. Trạm không gian này có hai cánh tay robot dài 15 mét đóng vai trò trợ giúp đắc lực cho kính viễn vọng.
Việc đưa vào sử dụng một trạm không gian độc lập làm cơ sở hỗ trợ lâu dài cho các vệ tinh chưa phải là một thế mạnh của Trung Quốc nếu không muốn nói là gần như khó thực hiện. Chính vì vậy để trang bị đầy đủ cho Tiangong 3 có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, Trung Quốc sẽ phải dự trữ rất nhiều công cụ và phụ tùng để kịp thời bảo dưỡng và sửa chữa cho kính viễn vọng.
Trạm không gian Tiangong 3 gồm 3 mô-đun được lắp ghép lại cùng với đó là hệ thống hai cánh tay hỗ trợ ở bên ngoài
Người Trung Quốc vốn rất giỏi trong việc biến hóa những điều không thể thành có thể. Nếu Trung Quốc làm chủ được công nghệ chế tạo và duy trì trạm không gian vũ trụ, nước này có thể sớm mơ tới những dự án không gian đầy táo bạo khác trong tương lai, ví như khai thác khoáng sản hoặc đưa con người lên Sao Hỏa.
Tham khảo Popsci
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng