Nghe có vẻ điên rồ, nhưng các nhà khoa học hiện đang muốn thực hiện cấy ghép tim lợn biến đổi gen cho con người
Thí nghiệm cấy tim lợn biến đổi gen vào khỉ đầu chó được các nhà khoa học thực hiện hồi năm 2012, mới đây đã thu được kết quả cụ thể. Trái tim cấy ghép trên đã hoạt động được qua 945 ngày, tức gần 3 năm. Những thí nghiệm “Xenotransplantation” (Cấy ghép dị chủng) như vậy có thể sẽ mở đường cho một tương lai nơi bác sĩ nuôi lợn để phục vụ nhu cầu cấy ghép nội tạng cho con người.
Trước đây kỷ lục về việc cấy ghép dị chủng được thực hiện tại bệnh viện đa khoa Massachusetts, nơi trái tim được cấy ngưng hoạt động sau 179 ngày. Đồng thời hè vừa rồi, các chuyên gia tại đại học Pittsburg cho biết họ đã thành công trong việc giữ cho một con khỉ đầu chó được cấy ghép thận từ lợn sống sót hơn 4 tháng. Hiện đây là thời gian lâu nhất loài này sống được sau khi được cấy ghép nội tạng của lợn.
Một ngày nào đó, những chú lợn sẽ được nuôi để làm nguồn cung cấp nội tạng cho phẫu thuật
Chuyện cấy ghép nội tạng từ loài này sang loài khác thoạt nghe thì có vẻ điên rồ, và trên thực tế nảy sinh rất nhiều vấn đề về đạo đức khi thực hiện những thí nghiệm như vậy. Nhưng Martine Rothblatt – một chuyên gia nghiên cứu tương lai, đồng thời là nhà sáng lập công ty công nghệ sinh học United Therapeutics – tin rằng những thí nghiệm như vậy hoàn toàn có cơ sở và sẽ mang tới một nguồn cung cấp nội tạng vô tận cho ngành y tế. Bà cũng chỉ ra rằng van tim của lợn đã được sử dụng trong phẫu thuật tim người từ rất lâu rồi.
Nhưng rõ ràng, việc thực hiện ý tưởng này trên con người vẫn còn quá xa vời. Trước đây, trong một số ít lần các bác sĩ thực hiện cấy ghép dị chủng trên con người, kết quả luôn là thất bại:
Năm 1984, các bác sĩ đã thực hiện cấy ghép tim của loài khỉ đầu chó cho một em bé sơ sinh mắc hội chứng suy tim trái bẩm sinh, nhưng em chỉ sống thêm được 20 ngày. Đó là câu chuyện về “Baby Fae”, em bé đầu tiên được thực hiện cấy ghép dị chủng. Năm 1992, một phụ nữ ở Los Angeles được ghép phổi từ loài lợn, và tử vong sau 34 giờ. Lần gần đây nhất, khi một bác sĩ thực hiện việc cấy ghép tim lợn cho bệnh nhân ở Ấn Độ năm 1996, ông ta đã bị bắt vì tội giết người.
Thí nghiệm cấy ghép dị chủng giữa lợn và khỉ đầu chó mới đây sử dụng một trái tim lợn được biến đổi để chứa 5 gen của loài linh trưởng. Mặc dù việc biến đổi gen đang tỏ ra có tác dụng, nhưng đây vẫn chưa phải là phương pháp có khả năng loải bỏ hoàn toàn sự đào thải của hệ miễn dịch. Bằng chứng là trái tim trên hàng ngày vẫn cần được tiêm một loại thuốc đặc biệt để chống lại sự đào thải từ cơ thể vật chủ. Hơn nữa, thí nghiệm vừa rồi không thay thế tim của loài khỉ đầu chó, mà cấy ghép tim lợn vào hệ tuần hoàn máu và để nó hoạt động.
Trong tương lai, cấy ghép dị chủng có lẽ không phải là phương pháp duy nhất. Đến một lúc nào đó, khi khoa học phát triển, chúng ta sẽ có rất nhiều lựa chọn cho việc cấy ghép nội tạng, bao gồm tế bào mô đông lạnh, nội tạng được in 3D, hay thậm chí là các thiết bị cơ khí lắp vào trong cơ thể người. Với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện tại, chúng ta đang dần biến những điều khó tin trở nên có thể.
Tham khảo Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng