CEO Jensen Huang: Tương lai AI chỉ cần 3 "máy tính": Một để chạy AI, một để mô phỏng AI và một để vận hành AI
Và lời giải cho việc kết hợp cả 3 máy tính này chính là các sản phẩm phần cứng và phần mềm mà NVIDIA đang cung cấp cho ngành công nghiệp AI.
- Tạo sinh ảnh 2D đã quá bình thường, NVIDIA sắp đưa công nghệ Gen AI bước vào một chiều "không gian" mới
- Vì sao Apple lựa chọn "bỏ rơi" Nvidia, hợp tác cùng Google phát triển trí tuệ nhân tạo?
- Sự cố CrowdStrike khiến chúng ta nhớ lại sự kiện Y2K lịch sử của gần 25 năm về trước
- Spotify “quay xe”: Miễn phí xem lời bài hát cho mọi tài khoản
- Microsoft lao đao vì bài toán đầu tư AI: Lợi nhuận chưa thấy đâu, cổ phiếu đã lao dốc
Tại Hội nghị thường niên về đồ họa máy tính Siggraph, CEO NVIDIA, ông Jensen Huang đã có cuộc trò chuyện dài một giờ với trang Wired về mọi vấn đề liên quan đến NVIDIA, RTX và AI. Trong đó, đáng chú ý nhất là nhận định của ông về tương lai của AI.
Dù thừa nhận rằng việc đào tạo năng lực suy luận của AI sẽ tiêu thụ một lượng điện năng khổng lồ, ông Huang cũng khẳng định rằng trong tương lai còn cần nhiều máy tính hơn thế nữa – gấp 3 lần hiện nay – hay theo cách nói của ông Huang là "3 chiếc máy tính".
CEO NVIDIA làm rõ tuyên bố này bằng cách nói rằng, trong tương lai AI sẽ cần 3 máy tính: một máy tính để khởi tạo AI, một máy tính khác để mô phỏng và tinh chỉnh AI, và cuối cùng là máy tính thứ ba để vận hành chính AI đó.
"Đó là một bài toán 3 máy tính. Bạn biết đấy, một Bài toán Tam thể (Dựa theo tên bộ tiểu thuyết Tam thể nổi tiếng của Trung Quốc) cực kỳ phức tạp nhưng chúng tôi đã tạo ra bộ ba máy tính để làm điều đó."
Giải pháp mà ông Huang nói đến là các gói phần mềm và phần cứng trọn bộ của NVIDIA, từ máy chủ DGX H100 để tạo AI, máy tính nhúng Jetsen để mô phỏng AI, và sau đó là các trạm làm việc và máy chủ sử dụng Omniverse và GPU RTX để chạy AI. Nói cách khác những gì ông Huang đang cố thuyết phục mọi người là hãy mua nhiều hơn nữa phần cứng và phần mềm của NVIDIA.
Tất nhiên với vai trò là CEO của một công ty sản xuất phần cứng AI, khó có thể trách được việc ông Huang quảng bá một cách lộ liễu cho các sản phẩm và dịch vụ của công ty. Ngay cả cuộc trò chuyện giữa ông Huang và CEO Meta, Mark Zuckerberg trên sân khấu của Siggraph cũng cho thấy điều này. Dù cả hai thảo luận về đồ họa máy tính cũng như công nghệ AI hiện tại – nhưng quả thật sẽ khó có ai thấy kinh ngạc trước công nghệ mới mẻ nào đó.
Nhưng liệu chúng ta có thực sự cần đến bộ 3 máy tính như ông Huang tuyên bố không? Các game thủ PC chắc chắn sẽ không cần và hầu hết các doanh nghiệp cũng vậy. Ngay cả những người đang tìm cách thực sự tích hợp AI vào hoạt động cốt lõi của họ cũng có thể e ngại trước chi phí và độ phức tạp tiềm tàng của việc sử dụng và trả tiền cho ba cấp độ sản phẩm của Nvidia.
Rõ ràng Nvidia hiện đang tập trung 100% vào AI. Những ngày họ chỉ là một công ty chuyên về phần cứng đồ họa đã qua lâu rồi, mặc dù đây vẫn là một phần cốt lõi của doanh nghiệp. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là các game thủ PC sẽ không được hưởng lợi từ những tiến bộ công nghệ của NVIDIA trong lĩnh vực AI, vì những thứ như RTX và DLSS có thể được coi là một bước tiến lớn về công nghệ kiết xuất đồ họa.
Trên thực tế đây cũng không phải lần đầu ông Huang thuyết phục mọi người mua thêm nhiều hơn nữa các sản phẩm của NVIDIA để chuẩn bị cho một tương lai xa hơn của AI. Điều này cho thấy ngay cả khi NVIDIA đang là công ty được hưởng lợi lớn nhất từ cơn sốt AI hiện nay khi chiếm gần hết miếng bánh hàng trăm tỷ USD doanh thu từ phần cứng và phần mềm, ông Huang vẫn sốt sắng tiếp thị sản phẩm công ty mình cho các khách hàng và đối tác mới.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng