CEO Mark Zuckerberg cuối cùng cũng đã lên tiếng trước scandal làm lộ dữ liệu của 50 triệu người dùng
Mark Zuckerberg khẳng định mọi biện pháp an toàn đã được thực hiện từ cách đây 4 năm.
Giữa tâm bão scandal nghiêm trọng nhất trong lịch sử Facebook, liên quan đến việc công ty phân tích dữ liệu Cambridge Analytica làm lộ thông tin cá nhân của 50 triệu người dùng Facebook và có ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, nhà sáng lập và giám đốc điều hành Mark Zuckerberg vẫn hoàn toàn im lặng.
Cho đến tận đêm qua, CEO Mark Zuckerberg và COO Sheryl Sandberg của Facebook mới lần đầu tiên lên tiếng về vụ việc này. Zuckerberg cho biết Facebook đã mắc phải sai lầm trong việc xử lý và bảo mật thông tin cá nhân của người sử dụng.
Sau một khoảng thời gian im lặng, CEO Mark Zuckerberg lần đầu tiên lên tiếng trước scandal làm lộ thông tin 50 triệu người dùng.
Trong bài đăng khá dài trên trang cá nhân của mình, Zuckerberg không nhắc đến một từ “xin lỗi” nào. Thay vào đó, vị tỷ phú trẻ cho rằng sự việc này đã làm phá vỡ niềm tin giữa Facebook và người sử dụng.
Mark Zuckerberg thừa nhận rằng: “Chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ dữ liệu của người dùng, nếu không làm được điều đó thì chúng tôi không xứng đáng để phục vụ các bạn. Tin tốt là những công việc cần thiết để ngăn chặn điều này xảy ra đã được thực hiện từ nhiều năm trước. Tuy nhiên chúng tôi đã mắc sai lầm, có nhiều việc cần phải làm hơn và chúng tôi sẽ tiếp tục bước tiếp về phía trước”.
Sau đó, Mark Zuckerberg kể lại sự việc đã diễn ra vào năm 2013, khi một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Cambridge tên là Aleksandr Kogan đã tạo ra một ứng dụng câu hỏi trên Facebook. Ứng dụng này được cài đặt bởi 300.000 người và theo cách hoạt động của Facebook lúc đó, Kogan có thể thu thập hàng chục triệu dữ liệu của bạn bè những người sử dụng ứng dụng này.
Cambridge Analytica đã không xóa dữ liệu thông tin người dùng như yêu cầu của Facebook năm 2015.
Năm 2014, Facebook đã tiến hành thay đổi toàn bộ nền tảng của mình để ngăn chặn các ứng dụng tương tự có thể truy cập dữ liệu người dùng. Năm 2015, Facebook phát hiện ra việc Kogan đã chia sẻ những dữ liệu thu thập được với công ty Cambridge Analytica và ngay lập tức cấm ứng dụng của Kogan trên Facebook, sau đó yêu cầu Cambridge Analytica và Kogan xác nhận việc xóa tất cả dữ liệu người dùng mà họ có.
Tuy nhiên trên thực tế có vẻ như Cambridge Analytica đã không thực sự xóa các dữ liệu này và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Mark Zuckerberg khẳng định rằng về cơ bản những bước cần thiết để ngăn chặn điều tương tự xảy ra đã được Facebook thực hiện từ năm 2014.
Bài viết đầy đủ của Mark Zuckerberg trên trang cá nhân.
Mark Zuckerberg cũng cho biết sẽ tiến hành điều tra tất cả các ứng dụng có quyền truy cập vào một số lượng lớn dữ liệu người dùng từ năm 2014. Tiếp đó, Facebook sẽ hạn chế việc các ứng dụng bên thứ 3 có thể tiếp cận thông tin cá nhân của người dùng.
“Tôi đã bắt đầu Facebook và sẽ chịu trách nhiệm cho những gì đang xảy ra trên nền tảng của mình. Mặc dù những sự việc tương tự sẽ không thể xảy ra nữa, nhưng điều đó không thể thay đổi những gì trong quá khứ. Chúng tôi sẽ học tập từ sai lầm này để hoàn thiện nền tảng và bảo vệ những người sử dụng tốt hơn trong tương lai.
Tôi muốn cám ơn tất cả các bạn đã tin tưởng và cùng nhau xây dựng một cộng đồng vững mạnh. Tôi biết sẽ phải mất một khoảng thời gian dài để khắc phục mọi hậu quả, nhưng tôi hứa sẽ làm thật tốt điều này và xây dựng một dịch vụ tốt hơn nữa về lâu dài”, Mark Zuckerberg kết thúc phát biểu của mình trên trang cá nhân.
Tham khảo: Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng