CEO Xiaomi: “Chúng tôi không giống Apple, chúng tôi giống một chuỗi siêu thị cái gì cũng bán”
Xiaomi đang thay đổi triết lý kinh doanh của mình.
Xiaomi cho rằng mình bị hiểu nhầm khi rất nhiều người so sánh với Apple, một hãng sản xuất smartphone. Nhưng trên thực tế Xiaomi đang theo đuổi một hướng đi hoàn toàn khác, nhằm tìm lại chuỗi tăng trưởng thần kỳ trước đây trong quá khứ.
Nhà sáng lập và CEO Lei Jun đã phát biểu tại Ấn Độ, thị trường nước ngoài lớn nhất của Xiaomi hiện nay: “Chúng tôi không phải Apple, chúng tôi giống với Costco nhiều hơn. Chúng tôi muốn người dùng có thể trải nghiệm nhiều sản phẩm công nghệ đa dạng với giá cả phải chăng”.
Xiaomi bắt đầu thay đổi triết lý kinh doanh của mình.
Costco là chuỗi siêu thị và cửa hàng bán lẻ của Washington, bán mọi thứ từ rượu vang, nhẫn kim cương cho đến các loại hộp ngũ cốc và hoa quả hạ giá. Costco có một chiến lược hoàn toàn khác với Apple, đó là kiếm những khoản lợi nhuận nhỏ từ một số lượng lớn người dùng trung thành. Costco hiện có hơn 35 triệu thành viên hoạt động hàng năm.
Đây là một chiến lược khác xa với chiến lược mà Xiaomi đã sử dụng cách đây vài năm, để trở thành hãng smartphone hàng đầu Trung Quốc và là startup có giá trị 45 tỷ USD. Xiaomi giờ đây muốn kiếm tiền từ các khách hàng trung thành, từ các nền tảng ứng dụng và dịch vụ, chứ không đơn giản là bán smartphone.
Xiaomi muốn trở thành chuỗi siêu thị giống Costco.
Trong năm ngoái, Xiaomi thu về 1 tỷ USD từ các nền tảng ứng dụng và dịch vụ của hơn 10 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Đó không phải là một con số lớn, nhưng cho thấy sự chuyển hưởng của Xiaomi đã đem lại những dấu hiệu tích cực.
Xiaomi muốn thay đổi lịch sử
Trong mọi văn phòng của Xiaomi tại Ấn Độ, tất cả các nhân viên luôn được nhắc nhở với khẩu hiệu “Chúng ta hãy cùng nhau tạo dựng lại lịch sử”. Xiaomi đang gặp khó khăn do sự cạnh tranh của các nhà sản xuất smartphone khác.
Apple và Samsung đe dọa phân khúc cao cấp, trong khi Oppo, Huawei cùng với Vivo đe dọa phân khúc tầm trung và giá rẻ. Các đối thủ của Xiaomi có thể bán được số lượng smartphone tương đương, mặc dù giá thành cao gấp nhiều lần.
CEO Lei Jun tự tin rằng sự thay đổi sẽ đem lại thành công cho Xiaomi.
Đó là một vấn đề khiến Xiaomi đau đầu trong thời gian qua, bởi công thức giá rẻ nhờ cắt giảm chi phí marketing và bán hàng online không cần store đã tỏ ra kém hiệu quả. Xiaomi bắt buộc phải tăng chi phí để quảng bá sản phẩm, mở các cửa hàng mới nhằm cạnh tranh lại các đối thủ của mình.
CEO Lei Jun cũng thừa nhận “Thị trường trực tuyến có rất nhiều hạn chế”. Chính vì vậy mà mục tiêu Xiaomi đặt ra trong vòng 3 - 5 năm tới là xây dựng hệ thống 1.000 cửa hàng, để bán hàng offline. Một hình thức kinh doanh rất truyền thống, nhưng Xiaomi tin rằng sẽ đem lại kết quả tốt hơn bán hàng online.
“Đây là thời điểm khó khăn nhất đối với Xiaomi, khi có rất nhiều thứ thay đổi. Chúng ta sẽ cần phải làm thay đổi thói quen mua hàng của người dùng, giúp họ được trải nghiệm nhiều hơn. Chúng tôi cũng phải bắt đầu làm quen với mô hình kinh doanh mới, từ sản xuất cho đến tư vấn tại cửa hàng, bán hàng và quan trọng nhất là các dịch vụ sau bán hàng, sửa chữa hậu cần”.
Một cửa hàng Mi Home của Xiaomi.
CEO của Xiaomi vẫn tự tin cho rằng doanh thu năm 2017 có thể đạt 15 tỷ USD, trong đó smartphone sẽ không chiếm tỷ lệ quá lớn. Tất nhiên các cửa hàng của Xiaomi không phải là một siêu thị, Xiaomi sẽ chỉ bán các sản phẩm công nghệ trong hệ sinh thái của mình.
Tuy nhiên để hoàn thiện mô hình kinh doanh mới, Xiaomi có thể mất khoảng 10 đến 15 năm. “Chúng tôi cần thời gian. Tôi cũng đã giải thích rõ ràng cho các nhà đầu tư để họ không lo lắng và tin tưởng hoàn toàn vào chúng tôi”, CEO Lei Jun chia sẻ.
Ông cũng tự tin cho biết Xiaomi hoàn toàn có đủ tiềm lực kinh tế để thực hiện sự chuyển đổi này, không cần tới bất kỳ vòng kêu gọi vốn mới nào. Thậm chí Xiaomi sẽ tiếp tục đầu tư để xây dựng cả một nhà máy sản xuất tại Ấn Độ, đảm bảo mô hình cung ứng khép kín tại thị trường này.
Ấn Độ sẽ là thị trường tiềm năng để Xiaomi bắt đầu quá trình chuyển đổi của mình. Sắp tới, chúng ta sẽ thấy các cửa hàng Mi Home mọc lên như nấm tại Ấn Độ. Và Xiaomi có thành công hay không, hãy chờ đợi để thời gian có câu trả lời.
Tham khảo: Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng