[CES 2014] TV dùng WebOS: Tham vọng nhỏ trên màn hình lớn của LG
(GenK.vn) - Những trải nghiệm ban đầu về dòng TV chạy WebOS của LG.
Kể từ khi được HP mua lại hồi cách đây 3 năm, hệ điều hành WebOS gần như chưa bao giờ thu được bất cứ thành công nào. Các sản phẩm của HP dùng WebOS đều rơi vào tình trạng yểu mệnh và nhanh chóng thất bại. Cực chẳng đã, HP đã phải rao bán WebOS và LG chính là hãng đã nhảy vào mua. Thế nhưng, LG không dùng HĐH này cho smartphone hay tablet mà đưa nó lên các TV thông minh của mình. Với công bố 70% TV ra mắt trong 2014 sẽ chạy WebOS, có thể thấy rằng LG đang rất kì vọng vào sự thành công của nền tảng này. Liệu hãng công nghệ Hàn Quốc có thể làm được điều đó hay không, chúng ta chưa thể biết câu trả lời vào lúc này. Tuy nhiên, những trải nghiệm ban đầu của tác giả Dieter Bohn trang Theverge về WebOS trên TV có thể cho chúng ta được những hình dung ban đầu về sản phẩm.
* Video trải nghiệm:
Ngay trước buổi giới thiệu của LG, tôi đã ngồi nói chuyện với Giám đốc quản lý sản phẩm và thiết kế của WebOS, Itai Vonshak, và Colin Zhao, Giám đốc quản lý sản phẩm của LG. Khi họ demo giao diện WebOS trên TV, tôi đã thực sự bị hấp dẫn và ngạc nhiên, và nghi ngờ rằng WebOS sẽ đủ sức thuyết phục người dùng họ nên mua một chiếc Smart TV. Tôi ấn tượng với sự rõ ràng, rành mạch mà giao diện mới này mang lại. LG tham vọng ở webOS về một HĐH có thể giúp đưa TV thông minh đến gần gũi hơn với người dùng, tương tác tốt với người dùng. Và có vẻ như họ đã làm được. Đây là một thành tích đáng khen ngợi đối với LG khi mà các skin, giao diện mà LG từng đưa lên dòng điện thoại Android luôn bị chê bai bởi sự rối rắm, bất tiện.
Để tối ưu WebOS cho TV, LG đã loại bỏ giao diện theo các thẻ (card) như trên smarphone. Thay vì sử dụng màn hình hiển thị ứng dụng theo dạng lưới, icon ứng dụng đã được thiết kế và sắp xếp theo chiều đứng. "Trên TV, nội dung sẽ là trung tâm của mọi hoạt động và chúng tôi tập trung trải nghiệm người dùng xung quanh các nội dung này" - đại diện LG cho biết. Khi bạn bấm vào nút home trên điều khiển từ xa (remote) của TV, bạn sẽ thấy sự xuất hiện của một loạt các icon được dựng đứng ở phía dưới màn hình. Dù icon sẽ nằm đè lên một phần nội dung mà bạn đang xem nhưng điều này có nghĩa là bạn không bị thoái ra ngoài. Trong số các icon này có một thẻ mang tên "Today" khuyến nghị các chương trình TV cũng như các nội dung khác mà bạn nên xem.
Điểm khác biệt giữa WebOS và các smart TV khác là LG không tạo ra sự phân biệt giữa các ứng dụng dành cho smart TV và các thiết lập điều khiển TV thông thường. Tất cả chúng đều là các "thẻ". "Chúng tôi mjuốn tạo nên sự thống nhất, mọi thứ phải giống nhau, cho dù đó là ứng dụng hay bất cứ gì khác. Bạn đang xem phim trên Netflix và bạn muốn chuyển sang quan sát màn hình trong game mình chơi, rồi sau đó lại muốn chuyển qua YouTube, giao diện phải có nhiệm vụ giúp các tác vụ đó được thực hiện như nhau" - Đại diện của WebOS cho biết. Trên thực tế, smart TV của LG có thể tự động nhận diện được các nguồn kết nối, do đó giả sử khi bạn cắm PS4 vào TV, nó sẽ tự nhận diện và hiển thị thêm một thẻ mới có tên PS4.
Để điều hướng, bạn sẽ sử dụng một chiếc remote và điều khiển con trỏ nhỏ xuất hiện trên màn hình. Nếu không muốn xem nội dung xuất hiện trên màn hình home, bạn có thể chọn các nút bấm bên trái hoặc bên phải để chọn các nội dung khác. Nút bên trái là nút chọn hiển thị danh sách các ứng dụng bạn đã dùng cùng các kênh bạn đã xem trước đó. Còn bên phải là nút chọn các ứng dụng trong kho ứng dụng riêng cho TV mà LG sẽ tìm cách phát triển. Khi bạn huơ con trỏ vào một trong số các ứng dụng này, một màn hình preview về ứng dụng sẽ hiện ra để cung cấp cho bạn các thông tin liên quan. Tất nhiên, webOS cũng sẽ có các settings và thậm chí là hệ thống thông báo dành cho ứng dụng để thông báo cho bạn biết các chương trình mới. Tuy nhiên, trung tâm của trải nghiệm WebOS trên smart TV của LG sẽ là các thẻ card được dựng theo hàng ở dưới màn hình.
Một điểm nữa cho thấy LG rất chú ý tới trải nghiệm người dùng đó chính là ở ngay màn hình thiết lập khi chúng ta lần đầu tiên mở TV lên. Hãng muốn quá trình thiết lập nhàm chán này trở nên thú vị hơn bằng cách tạo ra các nhân vật hoạt hình xuất hiện trên màn hình cài đặt. Như chúng ta có thể thấy chú chim "Bean Bird" của LG sẽ xuất hiện khi bạn thiết lập mạng WiFi cho máy. Mặc dù chỉ là một thay đổi nhỏ nhưng nó hứa hẹn sẽ giúp chúng ta cảm thấy thú vị hơn so với trước đây.
Nhìn chung, LG đã cố gắng trong việc tạo ra một trải nghiệm người dùng thống nhất trên dòng smart TV dùng WebOS của mình. Vonshak nói rằng thiết kế của họ được lấy cảm hứng từ triết lý "tạo ra một giao diện đơn giản trên TV, trong đó tập trung vào nội dung và bản thân chiếc TV đó".
Vì sao lại lựa chọn webOS? Có lẽ đó là vì Vonshak có niềm tin vào thành công của công nghệ web (HTML). Chúng tôi tin rằng web chính là tương lai của công nghệ và web sẽ dành chiến thắng bởi đó là một hệ sinh thái đúng đắn. Sử dụng HTML (và Enyo) là sự lựa chọn đúng đắn cho smart TV. Nhiều ứng dụng mà người dùng cần tới hiện nay đều đã dùng HTML".
"Tôi từng cho rằng webOS trên smart TV là "tham vọng nhỏ cho màn hình lớn", và sau khi chứng kiến thực tế, đánh giá đó vẫn không có gì thay đổi. LG chưa thể tạo nên một sự khác biệt nào thực sự cách mạng trên TV với WebOS, nhưng thực tế cho thấy nó đã giúp cho trải nghiệm smart TV tốt hơn so với trước đây. WebOS sẽ không bao giờ thành công với sứ mệnh ban đầu của nó (HĐH di động), và thành thực nó sẽ không thể giúp LG tạo ra sự thành công rực rỡ trên TV. Thế nhưng những gì TV webOS làm được vẫn là rất đáng kể.
Tham khảo: Theverge
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng