Ngày 13 tháng 3 vừa qua là sinh nhật lần thứ 29 của World Wide Web. Để kỉ niệm sự kiện này, Tim Berners-Lee đã bày tỏ những quan điểm của ông về những xu hướng ngày càng xấu đi của internet trong một lá thư ngỏ trên tờ The Guardian.
Trong thư, Tim Berners-Lee đã vẽ nên một bức tranh ảm đạm về internet đương đại, một không gian mạng bị thống lĩnh bởi một vài nền tảng khổng lồ mà đang giới hạn sự đổi mới. Tuy nhiên ông cũng đã viết, rằng mọi việc vẫn chưa quá muộn để thay đổi, nhưng để làm được điều đó, chúng ta cần một đội kinh doanh, công nghệ, chính phủ, một tầng lớp trí thức và các nghệ sĩ cùng nhau hợp tác để xây dựng một "mạng lưới internet mà chúng ta đều muốn có."
Tim Berners-Lee
Ông Lee đã có nhiều lời chỉ trích cho những nền tảng khổng lồ trên internet, như Facebook, Google và một số ông lớn khác. Ông Lee cho rằng những nền tảng này đã thống trị những lĩnh vực riêng của họ, và từ đó, họ cũng đã trở thành những kẻ gác cổng. Họ "kiểm soát những ý tưởng và những ý kiến được nhìn thấy và chia sẻ," theo như ông Lee đã viết trong thư. Ông chỉ ra rằng những ông lớn này có thể cản trở việc cạnh tranh bằng cách tạo ra các rào cản. "Họ thu mua các đối thủ startup, mua cả những sáng kiến mới và thuê những người tài năng hàng đầu trong ngành. Cộng với lợi thế cạnh tranh từ dữ liệu người dùng của họ, và chúng ta có thể mong đợi rằng, 20 năm tới sẽ có ít sáng tạo hơn so với 20 năm vừa qua."
Việc tập trung quyền lực trên internet cho một số ông lớn như hiện nay có thể dẫn đến các hệ quả nghiêm trọng. Một ví dụ là khi dịch vụ Amazon Web Services gặp sự cố, và rất nhiều dịch vụ internet khác đã vì thế mà ngưng hoạt động. Ngoài ra, việc tập trung internet vào một số nền tảng lớn còn đem lại một thứ đáng sợ hơn nhiều: Sự vũ khí hoá mạng internet. Từ những thuyết âm mưu đang làm mưa làm gió, đến những tài khoản mạng xã hội giả đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến chính trị, những nhân tố bên ngoài đang có khả năng tối đa hoá các nỗ lực thao túng do internet đang trở nên quá tập trung như hiện nay.
Những nền tảng lớn này lại không được trang bị đầy đủ để có thể làm việc vì những lợi ích của xã hội, do họ phải tập trung vào lợi nhuận."Trách nhiệm, và đôi khi là gánh nặng, của việc đưa ra những quyết định này phụ thuộc vào những công ty vốn được xây dựng để tối đa hoá lợi nhuận thay vì tối đa hoá lợi ích xã hội. Một hệ thống pháp lý đặt lợi ích xã hội lên đầu có thể giúp giảm bớt những căng thẳng này," ông Lee đã viết.
Ngoài ra còn có một vấn đề nhức nhối với internet nữa: Đó là xoá bỏ khoảng cách kĩ thuật số bằng cách giúp những người chưa kết nối có thể đến được với internet. Những người này có thể là phụ nữ, những người nghèo, những người sống ở vùng hẻo lánh, v.v... Đem họ đến với internet sẽ giúp đa dạng hoá tiếng nói trên internet. Ngoài ra, đó còn là một hành động nhân đạo, nhất là khi Liên Hiệp Quốc cũng đã quyết định rằng, truy cập internet là quyền cơ bản của con người. Sẽ cần hơn cả những mô hình kinh doanh sáng tạo để có thể giúp họ kết nối. Chúng ta cần phải ủng hộ những chính sách giúp đem internet đến với họ.
Tham khảo Engadget
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng