Cha đẻ của TikTok sắp tung ra ứng dụng văn phòng, hỗ trợ người dùng làm việc từ xa giống như Google G-Suite
Bộ ứng dụng văn phòng có tên Lark của ByteDance, hãng phát triển ứng dụng TikTok đang giúp hàng triệu người ở Trung Quốc làm việc từ xa một cách dễ dàng.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành, nhiều người dân Trung Quốc phải làm việc tại nhà thông qua các dịch vụ trực tuyến và tất nhiên cũng phải sử dụng tới các bộ công cụ văn phòng đám mây.
ByteDance, hãng phát triển ứng dụng đình đám TikTok cũng có một bộ công cụ văn phòng của riêng mình. Điều đáng nói là nó khá giống với bộ công cụ văn phòng của Google.
Mặc dù ByteDance được biết đến là start-up có giá trị nhất thế giới nhờ tốc độ phát triển như vũ bão của ứng dụng video ngắn TikTok và ứng dụng tin tức Toutiao. Nhưng vào tháng 4/2019, ByteDance đã bất ngờ ra mắt ứng dụng làm việc từ xa có tên Lark (tên gọi khác là Feishu ở Trung Quốc).
Ứng dụng này là sự kết hợp giữa các ứng dụng văn phòng và làm việc từ xa như Slack, Dropbox, Google Docs và Skype. Bây giờ ứng dụng này đang được nâng cấp mạnh mẽ khi cho phép người dùng có thể quản lý file, tài liệu, chỉnh sửa bảng tính ngay trên môi trường đám mây. Đây đều là những chức năng có trong bộ ứng dụng văn phòng G Suite của Google.
ByteDance sẽ bắt đầu triển khai bản nâng cấp này tại Trung Quốc trong thời gian tới.
Theo dữ liệu của IDC, thị trường các ứng dụng tổng hợp đã tăng từ 14,8 tỷ USD trong năm 2018 lên 16,5 tỷ USD vào năm ngoái. Đó là lý do tại sao ByteDance lại có động lực muốn chen chân vào thị trường này đến vậy, đặc biệt khi nhu cầu làm việc từ xa tại thị trường Trung Quốc đang tăng mạnh.
Dịch Covid-19 đã buộc hàng triệu người dân Trung Quốc phải làm việc từ xa thông qua các cuộc họp trực tuyến để tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh. DingTalk của Alibaba là một trong số các ứng dụng hỗ trợ làm việc từ xa khá nổi tiếng tại Trung Quốc. Đây cũng là ứng dụng miễn phí được tải về nhiều nhất trên App Store tại Trung Quốc suốt nhiều tuần qua.
Mặc dù các ứng dụng này miễn phí nhưng nó đang giúp các công ty mẹ của nó có thể giữ chân người dùng trong hệ sinh thái của họ. Đó là lý do tại sao Tencent đang nâng cấp ứng dụng WeChat Work của hãng để thu hút thêm các đối tượng người dùng mới như giáo viên hay công nhân.
Giống như các đối thủ khác, ByteDance đã đáp ứng nhanh chóng nhu cầu tăng vọt của người dùng. Vào tháng 2, công ty đã cung cấp tới người dùng doanh nghiệp ứng dụng Feishu cao cấp một số chức năng miễn phí trong mùa dịch. Ngay lập tức động thái này phát huy hiệu quả khi có có tới 22 ngàn lượt tải xuống ứng dụng này trên App Store. Ngoài ra ByteDance cũng cho ra mắt ứng dụng hội nghị có tên Feishu Conference.
Mặc dù đi sau nhiều công ty khác nhưng sự hiện diện của ByteDance đang trở thành mối đe dọa, ít nhất với Tencent. Cụ thể Tencent đã phản ứng bằng cách chặn chia sẻ liên kết tới ứng dụng Feishu trên ứng dụng WeChat của hãng. Phát ngôn viên của Tencent chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.
ByteDance hiện đang lên kế hoạch đa dạng hóa nguồn doanh thu. Hãng đang thử nghiệm cả dịch vụ livestream nhạc có tên Resso tại các thị trường mới nổi. Thậm chí start-up này còn đang lên kế hoạch gia nhập thị trường game di động trong năm nay.
ByteDance hiện từ chối bình luận về đợt đại tu tính năng trên bộ ứng dụng phòng Lark.
Tham khảo Abacusnews
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng