Chân dung người phụ nữ đã xây dựng một trong những đế chế công nghệ sinh học từ 2 bàn tay trắng
Từ đôi bàn tay trắng, Kiran Mazumdar-Shaw đã đưa Biocon trở thành công ty công nghệ sinh học đầu tiên của Ấn Độ lên sàn chứng khoán.
Kể về Kiran Mazumdar-Shaw, Leslie Auchinloss cũng phải kinh ngạc trước những gì người phụ nữ này có thể làm với startup từ một gara ô tô của mình trong vòng 37 năm, công ty mà ông cùng thành lập và phát triển. Ông vẫn không thể tin được con đường sự nghiệp của bà, người đã xây dựng công ty công nghệ sinh học của mình thành một để chế từ hai bàn tay trắng.
Là một trong những startup công nghệ đầu tiên tại Ấn Độ, Biocon nay đã có một vị thế đáng ngưỡng mộ trong số các công ty cùng ngành đương thời, đặc biệt là khi các công ty này mới chỉ nở rộ tầm 15 năm trở lại đây. Khi Biocon chào bán cổ phiếu lần đầu năm 2004, nhiều người cho đây là bước đi đầu tiên dẫn dắt các công ty công nghệ sinh học khác nối gót. Thế nhưng cuối cùng chưa một công ty nào làm như vậy, hoặc nếu có cũng chỉ có thể kể đến 1-2 công ty bởi gọi vốn lớn trong ngành này gần như là một nhiệm vụ bất khả thi tại Ấn Độ.
Việc giới học thuật Ấn Độ thường theo chủ nghĩa Đác Uyn cũng như tôn thờ trường phái biệt lập khiến cho ngành công nghệ sinh học tại Ấn Độ phát triển khá manh mún. Đây thật sự là một điều kém may mắn với nước này bởi thế kỷ 21 được coi là kỷ nguyên của công nghệ sinh học và công luận luôn bị thu hút bởi các đột phá trong ngành này cũng như các kết hợp của ngành này với các ngành khác.
Quá trình xây dựng đế chế Biocon – con đường không trải toàn hoa hồng
Là con gái một gia đình không mấy giàu có, kiếm vốn cho công ty hoạt động trong lĩnh vực còn non trẻ không hề dễ dàng gì với Kiran Mazumdar-Shaw. Khi đó bà mới 25 tuổi, và không một ngân hàng nào dám liều lĩnh cho vay vốn.
Bà tâm sự “Có quá nhiều vấn đề xảy ra. Tôi đã không thể tìm được nguồn tài chính hay mời được những người tôi muốn làm việc cùng. 15 năm đầu tiên của Biocon thực sự là chuỗi ngày vật lộn sống sót.”
Biocon Limited được thành lập vào năm 1978, đặt quan hệ đối tác với công ty Biocon Biochemicals của doanh nhân Ireland Leslie Auchincloss. Công ty ban đầu sản xuất enzim cho đồ uống có cồn, giấy và các sản phẩm khác.
Tăng trưởng ban đầu rất chậm chạp và Kiran cũng phải đối mặt với sự phân biệt đối xử từ các nhân viên công ty – họ không muốn làm việc cho một người phụ nữ. Các nhà đầu tư cũng rất lưỡng lự trước một công ty điều hành bởi một người phụ nữ.
Thế nhưng bà vẫn kiên định với lựa chọn của mình. Một thập kỷ sau, công ty bắt đầu sinh lời. Auchincloss cũng bán cổ phần của mình tại đây cho Unilever.
Mặc cho những khó khăn đầy rẫy Kiran gặp phải trong quá trình xây dựng công ty, bà vẫn luôn biết cách giải quyết chúng với phương châm “Bạn phải hiểu tại sao mình thất bại, phải nỗ lực làm tiếp để mọi người có thể đặt niềm tin vào bạn”.
Chính điều này đã giúp Kiran Mazumdar-Shaw luôn nỗ lực xây dựng niềm tin nơi mọi người xung quanh, và giúp Biocon phát triển. Khi công ty bắt đầu gặt hái được những thành công bước đầu, bà bắt đầu mơ lớn hơn, muốn công ty đạt đến tầm ảnh hưởng và tiềm năng cao hơn nữa bằng việc phát triển xa hơn sản phẩm enzim hãng đang cung cấp.
Những năm 90, Biocon chuyển trọng tâm từ chuyển cung cấp enzim sang sản xuất các dược phẩm có nguồn gốc sinh học. Kiran bán mảng sản xuất enzim bà đã mất 15 năm gây dựng và đặt hết tâm huyết vào mảng kinh doanh dược phẩm sinh học.
Bà chia sẻ “Tôi đã cố gắng mở rộng doanh nghiệp dược phẩm sinh học của mình nhưng thất bại. Chúng tôi đã tìm hiểu kỹ nguyên nhân thất bại và tìm ra là do quy trình vận hành.”
Kiran Mazumdar-Shaw đã lấy thất bại làm bài học và động lực để bước tiếp. Nhiều năm sau, bà lại gặp phải một thất bại khác với việc điều chế insulin. Loại thuốc này không cho ra kết quả đáng mong đợi vì không thể hạn chế lượng haemoglobin cho bệnh nhân tiểu đường dù đã làm giảm đáng kể lượng đường trong máu. Thế nhưng tất cả những điều đó vẫn không làm người phụ nữ này trùn bước trên con đường chinh phục lĩnh vực y sinh.
Thành công sau nhiều năm nỗ lực
Hiện tại, Kiran Mazumdar-Shaw đang điều hành các công việc kinh doanh của Biocon, tích cực nâng cao thương hiệu của công ty cũng như hình tượng của chính bà trước công chúng. Hầu như quý nào công ty cũng có những thương vụ lớn.
Trụ sở Biocon ngày nay
Các công ty công nghệ sinh học thường bắt đầu với khoa học chính thống. Tuy nhiên, bà khởi nghiệp với công nghệ rồi mới đưa thêm khoa học vào, cứ như vậy đưa thêm các loại hình khoa học vào tầm hoạt động của công ty. Để làm được điều này, Biocon có một đội ngũ các kỹ sư hóa hầu hết tốt nghiệp từ Học viện Công nghệ Ấn Độ (IIT), cái tên nổi bật cả với giới công nghệ tại Thung lũng Silicon. Bà chia sẻ “Khi đó, tất cả những ai hiểu biết về công nghệ sinh học đều muốn tham gia vào công ty tôi. Thời điểm đó, tôi cần những kỹ sư có thể giúp mình tạo ra sản phẩm tới tay khách hàng hơn là những người nghiên cứu khoa học.”
Qua thời gian, bà dần trở thành đại sứ thương hiệu không chỉ của ngành công nghiệp non trẻ này mà còn của toàn bộ giới kinh doanh công nghệ cao. Bằng việc giữ quan hệ với các quỹ đầu tư và bộ ngành liên quan, bà đã trở thành gương mặt tiêu biểu cho ngành công nghệ sinh học. Maharaj Kishan Bhan, từng là thư ký tại Bộ Công nghệ sinh học cho biết “Xây dựng một ngành công nghiệp sẽ rất khó nếu bạn không có uy tín cao. Ngành vaccine cũng vậy, trong số rất nhiều gương mặt sáng giá, Kiran nổi lên như một gương mặt đại diện cho những gì gai góc nhất”.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng