Cùng nhìn lại những đặc điểm nổi bật của iPhone sau 7 năm có mặt trên thị trường.
Việc iPhone ra đời cách đây 7 năm đã thay đổi hoàn toàn của ngành công nghiệp di động cũng như đánh dấu sự hình thành của một kỷ nguyên smartphone hiện nay. Mặc dù gần như không có thay đổi quá nhiều về hình dáng về thiết kế trong những năm qua nhưng iPhone vẫn có thể thu hút hàng triệu tín đồ trên toàn thế giới qua những công nghệ được giới thiệu sau mỗi lần cải tiến. Hãy cùng Genk nhìn lại những điểm nhấn ấn tượng này.
1. Màn hình 4 inch và độ phân giải Retina
Điểm đầu tiên phải nhắc tới cũng có thể nói là điểm ấn tượng nhất của chiếc smartphone này là màn hình cảm ứng đa điểm. Mặc dù khái niệm màn hình cảm ứng đã xuất hiện từ trước đó được một thời gian nhưng chỉ đến khi iPhone đặt chân vào thị trường di động toàn cầu thì màn hình cảm ứng đa điểm mới thực sự tạo nên một cơn địa chấn trong thế giới công nghệ. Rũ bỏ thói quen bấm bàn phím kiểu cổ điển để thực hiện mọi thao tác trên điện thoại, iPhone mang lại cho người dùng cách tương tác hoàn toàn mới với các thao tác vuốt, chạm thông qua một màn hình cảm ứng kích thước lớn.
Vào năm 2007, iPhone đời đầu chỉ được trang bị màn hình cảm ứng 3.5 inch hỗ trợ độ phân giải 320x480 pixel (cũng thuộc hạng sang lúc bấy giờ). Sau này, Apple đã ngày càng cải tiến màn hình của iPhone ngày càng lớn hơn, rõ nét hơn để tăng cường trải nghiệm người dùng. Sau khi thấy màn hình cũ đã không còn phù hợp, Táo Khuyết đã tiến hành nâng cấp độ phân giải iPhone của họ lên mức Retina khi giới thiệu iPhone 4. Với mật độ điểm ảnh lên tới 326 ppi, chiếc iPhone 4 đủ sức khiến người dùng phải trầm trồ với những hình ảnh sắc nét mà chưa một smartphone nào có thể đáp ứng được.
Sau độ phân giải, kích thước màn hình của iPhone cũng đã được nới rộng lên mức 4 inch từ đời iPhone 5 trở đi để tăng hiệu quả sử dụng và tới đây sẽ là 4,7 inch trên iPhone 6. Có thể vẫn tồn tại những điểm không hài lòng với số ít người dùng nhưng không thể màn hình là một trong những vũ khí quan trọng của iPhone trong suốt 7 năm qua.
2. Đa nhiệm và Siri
Tiếp theo, hệ điều hành iOS cũng được vinh danh ở đây. Nhắc tới iPhone thì sẽ không thể không nhắc tới iOS, nếu coi màn hình cảm ứng đa điểm là điểm nhấn ấn tượng nhất về mảng phần cứng thì iOS chính là đại diện xuất sắc cho mảng phần mềm.
Phiên bản đầu tiên của hệ điều hành danh tiếng này được giới thiệu cùng với iPhone vào năm 2007, iPhone OS 1.0 (tên gọi của iOS) đem tới cho người dùng nhiều tính năng như Visual Voicemail, khả năng truy cập vào Youtube, trình duyệt web Safari.
Sau 7 năm, hàng loạt cải tiến và nâng cấp đã đưa iOS trở thành một trong những hệ điều hành di động nổi tiếng nhất. Rất nhiều ứng dụng và tính năng quan trọng đã được iOS bổ sung qua từng thời kỳ. Điển hình nhất là tính năng cắt, dán và sao chép văn bản trên iPhone 3GS vào năm 2009, đem lại nhiều thuận tiện trong khả năng xử lý văn bản trên iPhone.
Cùng với đó là trợ lí ảo Siri được biết đến nhờ iPhone 4S. Siri đã đem lại làn gió mới trong cách sử dụng iPhone khi nó giúp người dùng có thể thay đổi các cài đặt hệ thống như bật tắt nhanh các thiết lập như chế độ máy bay, Bluetooth, độ sáng màn hình... hay hỗ trợ công cụ tìm kiếm hoặc tương tác dễ dàng với mạng xã hội Twitter.. Có thể nói, Siri là một ứng dụng của các ứng dụng. Nó tiếp cận với các ứng dụng khác trong iPhone như Mail, Contacts, Messages, Maps, Safari, và có thể lấy các dữ liệu hay tìm kiếm các cơ sở dữ liệu của các ứng dụng này bất cứ khi nào nó cần.
Ngoài ra, cũng cần phải nhắc đến tính năng đa nhiệm của iPhone 4 khi cho phép xử lý nhiều công việc cùng lúc. Điều này đã tiếp thêm hứng khởi cho người dùng, đặc biệt là các phiên bản nâng cấp sau này như cử chỉ đa tác vụ Multitasking Gesture, nỗ lực triệt tiêu các phím vật lí của Apple. Đa nhiệm trên iPhone không giống như đa nhiệm trên các máy tryuền thống. thay vì mỗi phần mềm đều chiếm 1 phần tài nguyên hệ thống để chạy các tác vụ của mình, càng nhiều phần mềm chạy thì hệ thống bị chiếm càng nhiều và dẫn tới chậm máy. Apple sẽ gom nhóm các tác vụ giống nhau của các phần mềm, tất cả gom thành 7 nhóm chính, như vậy dù có bao nhiêu phần mềm chạy đi nữa thì thực tế cũng chỉ có 7 tác vụ này chạy. Như thế tài nguyên hệ thống được quản lý khá tốt.
3. Cảm biến vân tay Touch ID
Cuối cùng, sẽ là rất thiếu sót nếu chúng ta không nói cái tên Touch ID khi nó cung cấp một hệ thống bảo mật hoàn toàn mới cho các máy smartphone khi yêu cần phải có vân tay chủ máy mới mở được khóa. Cảm biến của Touch ID sử dụng công nghệ cảm ứng điện dung để dò ra vân tay người dùng. Cảm biến này dày có 170 micron với độ phân giải 500 pixel / 1 inch. Nó có thể đọc được ở góc 360 độ, có nghĩa là đọc được vân tay cho dù ngón tay của người dùng có thể được định hướng ở bất kỳ hướng nào. Apple cho biết nó có thể đọc được các lớp trung bì (nằm dưới lớp biểu bì). Mặc dù việc triển khai của Touch ID đã tạo ra nhiều tranh cãi từ những người ủng hộ quyền riêng tư, nhưng vẫn không thể ngăn cả thành công của Apple khi đây là một trong những điểm quan trọng giúp iPhone trở nên đắt hàng. Có lẽ đó cũng là lý do vì sao sai khi iPhone ra đời 7 năm thì hiện tại đã có tới 70% người Mỹ dùng smartphone, theo thống kê của Asymco.
>>Việt Nam thành thị trường iPhone chiến lược của Apple?
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng