Chất béo bão hòa không tốt cho cơ thể, bạn nên hạn chế ăn những loại thực phẩm này
Tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và tiểu đường type 2.
Chất béo bão hòa là một loại chất béo không lành mạnh mà bạn nên hạn chế trong chế độ ăn uống của mình. Trong khi chất béo là rất cần thiết cho sự hoạt động của cơ thể, tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và tiểu đường type 2.
Ngày nay, chúng ta đã biết chất béo được chia ra làm rất nhiều loại. Một số hình thức của chất béo lành mạnh hơn số còn lại. Nhưng nhìn chung, chất béo là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống. Chúng cung cấp năng lượng và hỗ trợ nhiều chức năng trong cơ thể. Một số vitamin cần sử dụng chất béo làm môi trường để cơ thể có thể hấp thụ chúng.
Chất béo bão hòa không phải một nguồn thực sự lành mạnh
Tuy nhiên, chất béo bão hòa không phải một nguồn thực sự lành mạnh. Nó làm tăng nồng độ cholesterol trong máu. Đồng thời, điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường type 2. Nhiều loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa cũng có hàm lượng calo cao. Vì vậy, chúng làm bạn tăng cân và béo phì. Trọng lượng cơ thể thì lại liên quan đến nhiều vấn đề khác của cơ thể.
Các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa
Rất nhiều nguồn thực phẩm tự nhiên chứa chất béo bão hòa. Tuy nhiên, nó chủ yếu tập trung trong các nguồn thực phẩm động vật như thịt đỏ, thịt gia cầm và các sản phẩm từ sữa. Các loại đồ nướng hoặc chiên rán có hàm lượng chất béo bão hòa cao.
Nhìn chung, chất béo bão hòa đến từ các nguồn thực phẩm lưu trữ chúng thường có dạng rắn ở nhiệt độ phòng. Ví dụ như bơ hoặc mỡ lợn. Một số những nguồn thực phẩm chứa hàm lượng lớn nhất chất béo bão hòa được liệt kê dưới đây:
• Phô mai thường (không phải loại ít béo)
• Sữa nguyên chất
• Bơ
• Trứng và các món từ trứng
• Kẹo (đặc biệt là sô cô la)
• Bánh và bánh quy
• Pizza
• Khoai tây chiên bỏng ngô
• Thịt gà
• Xúc xích, thịt xông khói, và xương sườn
• Burger
• Thịt bò
Một số loại dầu thực vật cũng chứa lượng lớn chất béo bão hòa như: dầu cọ, dầu dừa, bơ, cacao.
Bạn nên ăn bao nhiêu chất béo bão hòa?
Bạn nên hạn chế lượng chất béo bão hòa trong chế độ ăn
Nhìn chung, bạn nên hạn chế lượng chất béo bão hòa trong chế độ ăn của mình. Loại bỏ hẳn chúng dường như là điều không thể. Lí do vì các loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh cũng chứa cả chất béo bão hòa như các hồi, dầu oliu, đậu phộng.
Tuy nhiên, một số nguồn chất béo bão hòa chính mà bạn có thể dễ dàng hạn chế là thịt đỏ, sữa nguyên chất và sản phẩm từ sữa. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo bạn chỉ nên nhận từ 5-6% calo hàng ngày từ chất béo bão hòa.
Ví dụ, nếu bạn có một khẩu phần ăn 2.000 calo, 120 calo đến từ chất béo bão hòa là con số hạn chế. Nếu tính ra cân nặng, nó rơi vào khoảng 13 g.
Bạn nên đổi việc tiêu thụ chất béo bão hòa sang chất béo không bão hòa
Một điều nữa cần lưu ý, hạn chế chất béo sẽ khiến bạn đi tìm năng lượng ở các loại thực phẩm khác. Tuyệt đối, bạn đừng nên chọn các loại thực phẩm giàu đường bột như bánh mì trắng, mì ống và đồ ăn nhanh.
Thay vào đó, bạn nên đổi việc tiêu thụ chất béo bão hòa sang chất béo không bão hòa lành mạnh đến từ cá hồi, các loại hạt và dầu thực vật. Các loại thịt cũng có thể được thay thế bằng các loại đậu như đậu lăng và đậu Hà Lan.
Tham khảo Everydayhealth
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng