Forbes cho biết, nếu bạn là một lập trình viên máy tính hoặc kỹ sư phần mềm, thì bạn có thể phải dè chừng trước những khả năng mà ứng dụng ChatGPT đang hot hiện nay thể hiện.
ChatGPT là một chatbot do Open AI phát triển, được ra mắt vào ngày 30/11/2022. Chỉ sau 5 ngày, đã có hàng triệu người dùng đăng ký công cụ này. ChatGPT được đánh giá là ‘trả lời câu hỏi như người thật’, có thể trình bày ý tứ một cách logic, có chiều sâu và cực kỳ trôi chảy cho các câu hỏi phức tạp. Được đánh giá là công cụ mạnh hơn bất cứ chatbot nào từng có trước đây, ChatGPT có thể viết kịch bản, viết tiểu luận cấp đại học, viết content…
Khi ChatGPT mới ra mắt, nhiều người dùng thử nghiệm cho rằng ‘ChatGPT có thể thay thế công cụ tìm kiếm của Google’. Trước đó, Google bỏ ngoài tai các bình luận như vậy và nói ‘không có gì phải lo lắng’. Nhưng chỉ một tháng sau, đội ngũ điều hành của Google bất chợt ‘quay xe’ và phát hoảng trước sự đe dọa tiềm tàng của chatbot này. Thậm chí, ngay trước lễ Giáng Sinh, Sundar Pichai, CEO của Google, đã vội vã phát ‘Báo động đỏ’ (‘Code Red’) cho toàn công ty công ty vì ChatGPT đang trở nên quá bùng nổ trên toàn cầu.
Tuy nhiên, điều khiến nhiều lập trình viên cảm thấy bất ngờ đó là ứng dụng này có khả năng tự viết mã máy tính. Chỉ cần người dùng yêu cầu, ChatGPT sẽ ngay lập tức tạo ra các trang web, ứng dụng và thậm chí cả các trò chơi cơ bản bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. Nó có thể sử dụng ngôn ngữ Python, C và Javascript và một số ngôn ngữ được sử dụng phổ biến để phát triển phần mềm.
Các tiểu thuyết gia, người viết quảng cáo và nhà báo tự tin rằng, mặc dù nó có thể tạo ra kết quả ấn tượng, nhưng ChatGPT vẫn chưa đến giai đoạn mà họ phải lo lắng ứng dụng này sẽ thay thế mình ngay lập tức.
Tuy nhiên, câu chuyện với các lập trình viên thì khác. Khi bàn về vấn đề viết mã, người sử dụng sẽ quan tâm liệu mã máy tính có hoạt động hay không, chương trình được viết ra có chạy được hay không. Người sử dụng mã sẽ không vì dòng mã đó không thú vị hay có kết cấu phức tạp mà bỏ qua nó.
ChatGPT và NLP có phải là mối đe dọa đối với công việc lập trình và kỹ thuật phần mềm không?
Theo Forbes, mặc dù ChatGPT hay công nghệ NLP có vẻ siêu việt nhưng hiện tại chúng vẫn không thể ngay lập tức khiến tất cả các lập trình viên hay các kỹ sư phần mềm trở nên dư thừa.
ChatGPT chỉ có thể tạo ra các chương trình tương đối đơn giản. Nếu bạn yêu cầu nó tạo ra một thứ gì đó quá phức tạp, chẳng hạn như một trò chơi hoặc ứng dụng kinh doanh, ứng dụng sẽ thừa nhận điểm yếu của mình và thông nhiệm vụ hiện vượt quá khả năng.
Để lấy ví dụ, Forbes đã yêu cầu ChatGPT thử “tạo ra một nền tảng thương mại điện tử bán hàng hiệu quả hơn Amazon" và đương nhiên ứng dụng này không thể thực hiện được. Do đó, ChatGPT (và các công cụ dựa trên NLP hiện tại khác) vẫn còn hạn chế về hiệu quả khi tạo ra phần mềm.
Tuy nhiên, mọi việc có thể thay đổi trong tương lai. Những phát triển trong thời gian tới thực sự có thể làm tăng tốc độ thay thế nhân sự, một số công việc sẽ dần bị thay thế.
Vậy, các lập trình viên có thể sử dụng ChatGPT và các công cụ NLP khác như thế nào?
Các lập trình viên được Forbes phỏng vấn đều chia sẻ thay vì coi ChatGPT là mối đe dọa, họ coi đây là một công cụ có giúp ích cho việc lập trình. Công cụ này có thể được sử dụng để tạo nhanh các khung, phác thảo các bản dựng ứng dụng, cung cấp thông tin đầu vào cho các câu hỏi.
Ngoài ra, ChatGPT có thể sẽ thay thế con người trong một vài công việc nhưng cũng sẽ tạo ra những công việc mới khác. Vì vậy, kiến thức được tích lũy của các lập trình viên không lập tức trở nên lãng phí, họ có thể dùng chúng để dẫn dắt ChatGPT thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Cùng với việc tạo mã mới, một chức năng hữu ích khác của ChatGPT là gỡ lỗi mã hiện có (hoặc thậm chí mã do chính nó tạo ra). Bất kỳ lập trình viên nào cũng đau đầu trong quá trình sẽ gỡ lỗi.
Đây thường là một quá trình tốn nhiều công sức đòi hỏi phải kiểm tra một lượng lớn mã để tìm ra lỗi sai. Theo chia sẻ từ những người đã sử dụng ChatGPT để trợ giúp viết mã, ChatGPT không chỉ có thể tự động hóa quy trình này mà còn có thể giải thích tại sao mã không hoạt động.
Nguồn: Forbes
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng