Người dùng ChatGPT sắp có thể xem qua, hỏi đáp và mua hàng ngay trong cuộc trò chuyện mà không cần chuyển đổi sang trang web hay ứng dụng khác.
Theo GizChina, OpenAI và nền tảng thương mại điện tử Shopify đang hợp tác để đưa thương mại điện tử trực tuyến vào ChatGPT. Tính năng mới cho phép người dùng duyệt qua, hỏi và mua sản phẩm mà không cần rời khỏi cuộc trò chuyện. Đây là bước tiến quan trọng, biến chatbot AI này từ một trợ lý thông tin thành một công cụ mua sắm tiện lợi.
GizChina cho biết, hệ thống bắt đầu triển khai ở chế độ nền. Các nhà phát triển phát hiện mã nguồn mới trên trang web của OpenAI, cho thấy việc tích hợp mua sắm gần như sẵn sàng ra mắt. Một số đoạn mã cho thấy người dùng có thể duyệt sản phẩm, đặt câu hỏi chi tiết về chúng và thậm chí nhấp vào các liên kết dẫn thẳng đến trang thanh toán của Shopify để hoàn tất giao dịch mà không cần rời khỏi cửa sổ chat với ChatGPT.
Điều này hứa hẹn sẽ mang lại cho người dùng trải nghiệm mua sắm liền mạch, nhanh chóng và thuận tiện hơn đáng kể. Thay vì phải chuyển đổi giữa việc tìm kiếm thông tin trên ChatGPT rồi mở trình duyệt để truy cập các trang bán hàng, người dùng có thể thực hiện toàn bộ quy trình ngay tại một nơi.

OpenAI bắt tay với Shopify để đưa trải nghiệm mua sắm vào ChatGPT. Ảnh: Shiftdelete.
Xu hướng biến AI thành trợ lý mua sắm không còn mới. Microsoft gần đây triển khai chương trình 'Copilot Merchant Program' và nền tảng AI Perplexity cũng có tùy chọn 'Buy with Pro'. Việc OpenAI và Shopify tham gia cuộc chơi càng khẳng định tương lai của thương mại điện tử có thể sẽ nằm ngay trong các cuộc trò chuyện với AI.
Sự xuất hiện của xu hướng mua sắm bằng AI có thể cải thiện cách người dùng tương tác cùng các cửa hàng trực tuyến. Thay vì nhập từ khóa tìm kiếm vào trang web, họ chỉ cần đặt câu hỏi. Sau đó, AI có thể đưa ra các lựa chọn, trả lời câu hỏi và giúp hoàn tất giao dịch mua. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu người dùng đã sẵn sàng hoàn toàn tin tưởng và thực hiện giao dịch mua bán trực tiếp thông qua một chatbot?
Theo: GizChina
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Giả thuyết mới cho rằng vũ trụ chỉ là mô phỏng máy tính, và lực hấp dẫn khiến mọi thứ hút nhau là do chúng ta đang bị nén vào một file RAR, để "người lập trình" tiết kiệm ổ cứng
Tin vui là giả thuyết này sẽ giúp chúng ta tránh được viễn cảnh về "Cái chết nhiệt" của vũ trụ, tuân theo Định luật thứ hai nhiệt động lực học. Tin buồn là sẽ luôn có một khả năng, toàn bộ "server" vũ trụ của chúng ta sẽ đột ngột sập nguồn, nếu có "ai đó" ngoài kia vô tình rút điện.
Chỉ dùng GPU NVIDIA, các nhà khoa học giải được "bài toán 10.000 năm", chứng minh sức mạnh lượng tử của Google không hề tuyệt đối