Chỉ 1 chữ có thể giải thích cho sự hiện diện của tính năng Stories trên Messenger, Instagram, Snapchat
Tính năng Stories cho phép người dùng chụp hoặc quay video tự hủy sau 24h để chia sẻ với bạn bè đang ngày càng được thịnh hành và được ca ngợi như một sáng tạo lớn trên mạng xã hội. Thực tế có phải như vậy không?
Facebook mới đây đã copy tính năng hấp dẫn của Snapchat – Snapchat Stories – để đưa lên ứng dụng Messenger, tương tự như trên Instagram và WhatsApp. Và có lẽ Oculus VR Stories cũng đang được lên kế hoạch trước cũng nên.
Xu hướng Stories đã trở nên quá rõ ràng, thậm chí rất nhiều người còn phải thốt lên bằng hashtag #storieseverywhere.
Đằng sau sự bùng nổ của dạng thức chia sẻ Stories là một trò ảo thuật tài tình của Thung lũng Silicon: Lấy một trải nghiệm mới lạ làm vỏ bọc cho nguồn doanh thu mới.
Nhiều bài báo từng ca ngợi Stories như một cuộc cách mạng biến Messenger thành một News Feed mới hay camera thành một loại bàn phím mới để truyền tải thông tin. Tuy nhiên, thực tế có hoàn toàn là như vậy không?
Tất cả những điều này, đều có một lý do đằng sau, không phải vì văn hóa hay trải nghiệm giao tiếp mới, mà vì một yếu tố quan trọng hơn: Tiền.
Stories phổ biến bởi nó cho phép Facebook, Snapchat hay bất cứ đơn vị nào vận hành quyền được đưa thêm quảng cáo vào các ứng dụng chat miễn phí theo cách mà người dùng không thể cưỡng lại được như trong các tình huống khác. Hãy thử so sánh hai trường hợp:
- Bạn đang lướt qua Stories của bạn bè thì bỗng gặp ngay một mẩu quảng cáo – một video hay ảnh lớn full màn hình. Tất nhiên, điều này cũng…ok thôi, chỉ là một chút gián đoạn, bạn xem xong và tiếp tục lướt các Stories các.
- Bạn kéo tin nhắn chat trong Messenger thì bỗng nhiên bắt gặp một mẩu quảng cáo ở giữa các dòng tin, quả là cực kỳ khó chịu! Chắc chắn không nhiều người chấp nhận nổi việc đang nhắn tin thì có quảng cáo xen vào. Nhiều người sẽ tức giận và chuyển app, một số khác sẽ rồng rắn làm một chiến dịch đấu tranh với hashtag #deleteMessenger sau khi mất niềm tin trầm trọng vào Facebook.
Có lẽ ai cũng biết Facebook vận hành hàng loạt ứng dụng miễn phí, và khi mà quảng cáo trên News Feed đã chạm ngưỡng giới hạn, công ty buộc phải tìm thêm các nguồn doanh thu mới. Stories cho phép Facebook gắn các quảng cáo video lên ứng dụng nhắn tin mà không làm phật ý người dùng.
Người ta có thể “tâng” Stories như những sáng tạo mới về camera nhưng lý do chính khiến nó hiện diện vẫn là vì kiếm tiền quảng cáo từ tin nhắn text thường rất khó. Người dùng thường chỉ chấp nhận quảng cáo video chứ ít khi muốn chấp nhận quảng cáo dạng text. Chính vì vậy mà các công ty lớn như Facebook, Snapchat,… muốn biến camera thành một loại keyboard mới, đơn giản chỉ vì dòng tiền mới cũng nằm ở đây.
Tham khảo The Verge
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng